Tiền trôi nổi

Một phần của tài liệu Quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

4. Kiểm soát thu chi tiền mặt

4.1.Tiền trôi nổi

Tiền trôi nổi được chia làm 2 dạng:

- Tiền trôi nổi thanh toán( có thể hiểu là tiền trôi nổi mà công ty chiếm

dụng được khi thanh toán cho nhà cung cấp).

- Tiền trôi nổi có sẵn( được hiểu là tiền trôi nổi mà công ty bị chiếm dụng

khi khách hàng thanh toán cho công ty).

Ví dụ: Giả định công ty United Carbon có 1 triệu $ trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của mình. Hiện tại công ty phải thanh toán cho một trong những nhà cung cấp của công ty là 200.000$ theo thể thức ký chuyển séc qua đường thư tín. Như vậy trong sổ cái của công ty thể hiện số dư tiền mặt là 1.000.000 - 200.000 = 800.000$. Nhưng ngân hàng của công ty mở tài khoản vẫn tiếp tục giữ số dư trên sổ sách của ngân hàng là 1 triệu $ cho tới khi nhận được yêu cầu thanh toán từ ngân hàng của nhà cung cấp. Vì vậy công ty được hưởng lợi trên số dư chênh lệch là 200.000$ tại ngân hàng của mình trong khoảng thời gian séc đang trong quá trình thanh toán. Số tiền này được gọi là tiền trôi nổi thanh toán.

Số dư trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp + Tiền trôi nổi thanh toán 800.000$ 200.000$

Tiền trôi nổi thanh toán có vẻ như là một ý định tuyệt vời nhưng rất tiếc là nó có thể có tác dụng ngược lại. Giả định rằng ngoài việc thanh toán cho nhà cung cấp thì công ty cũng nhận một séc thanh toán trị giá 100.000$ từ một khách hàng của mình. Trên lý thuyết khi khách hàng gửi séc công ty và ngân hàng đều có số dư trên sổ sách gia tăng là 100.000$.

Nhưng thực tế không phải như vậy vì tiền không chuyển đến công ty ngay lập tức. Ngân hàng của doanh nghiệp sẽ không thực sự có tiền trong tay cho đến khi tờ séc được chuyển tới ngân hàng của doanh nghiệp và sau đó nhận được thanh toán từ ngân hàng của khách hàng ( thường mất 1 đến 2 ngày làm việc). Trong khoản thời gian này ngan hàng sẽ cho biết rằng công ty có một số dư khả dụng là 1 triệu $ và khoản tiền trôi nổi 100.000$.

Lưu ý rằng doanh nghiệp có được lợi ích từ khoản tiền trôi nổi khi chi trả và chịu thiệt trên khoản tiền trôi nổi nhận thanh toán. Sự chênh lệch này gọi là khoản tiên trôi nổi ròng. Như trong ví dụ này thì khoản tiền trôi nổi ròng là 100.000$.

Chúng ta có thể gia tăng số dư tiền mặt khả dụng bằng cách gia tăng số tiền trôi nổi ròng. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ mong muốn séc thanh toán

Số dư trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp + Tiền trôi nổi thanh toán 900.000$ 200.000$

Số dư trên sổ sách kế toán của ngân hàng 1.100.000$

Số dư khả dụng + Tiền trôi nổi có sẵn 1.000.000$ 100.000$

từ khách hàng chuyển đến ngay lập tức còn séc chi trả cho nhà cung cấp thì được chuyển chậm hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp (Trang 31 - 33)