Nhóm tác giả Ayşem Üzer và cộng sự (2013) [9] đã sử dụng phương pháp quét thế vòng để phát hiện TNT và một số thuốc nổ khác trên điện cực glassy cacbon trong dung dịch TBAB (Tetrabutylammonium bromide) 0,04 M có chứa acetonitrile. Kết quả cho thấy, trên phổ đồ CV xuất hiện ba píc tại
I (µ A ) E (V) E (V) I (µ A )
các thế -0,28 V; -0,7 V và -1,0 V (so với Ag/AgCl) (Hình 1.16), mối quan hệ
của nồng độ TNT và píc dòng tuyến tính trong khoảng từ 40 đến 120 mg/l với giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng tương ứng là 11,2 mg/l và 23 mg/l.
Hình 1.16 Phổđồ CV của TNT tại 40-120 ppm trong dung dịch TBAB 0,04 M có chứa axetonitrin ở tốc độ quét 50 mV/s [9].
Cũng bằng cách sử dụng phương pháp quét CV, nhóm tác giả Caygill JS và cộng sự (2013) [36] đã sử dụng điện cực cacbon in lưới để phát hiện TNT và DNT trong PBS pH 7. Kết quả cho thấy, trên phổđồ CV xuất hiện ba píc tại các thế +0,25 V; -0,30 V và -0.72 V (so với Ag/AgCl) (Hình 1.17) trong đó píc tại -0,72 V tỉ lệ tốt nhất với nồng độ TNT do đó nó được sử dụng
để tính toán, mối quan hệ của nồng độ TNT và píc dòng tuyến tính trong khoảng khá rộng từ 1 đến 200 µM với giới hạn phát hiện là 0,4 µM (khoảng 91 ppb).
Hình 1.17 Phổđồ CV của dung dịch TNT và DNT 200 µM trong PBS pH 7 (so với Ag/AgCl) ở tốc độ quét 20 mV/s [36].
E (V) I I (µ A ) E (V) E (V) I (µ A )
Các nghiên cứu cho thấy rằng, phương pháp CV cho kết quả không nhạy bằng các kỹ thuật quét thế khác và có giới hạn phát hiện cao hơn. Tuy nhiên, dựa vào phổ đồ CV của dung dịch TNT cho thấy, quá trình khử nhóm NO2 là bất thuận nghịch, cũng như sự ảnh hưởng của oxy hòa tan trong dung dịch đến tín hiệu của TNT.
Như vậy, cho đến nay theo các tài liệu thu thập được thì kết quả tốt nhất cho việc phát hiện TNT bằng phương pháp CV là của nhóm tác giả
Caygill JS và cộng sự (2013) [36]