Phương pháp Von-Ampe xung vi phân (DPV)

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính chất điện hóa của thuốc nổ tnt trên các vật liệu điện cực khác nhau nhằm ứng dụng trong phân tích môi trường (Trang 55 - 57)

Dongxia Nie và cộng sự (2011) [33] đã kết hợp phương pháp Von- Ampe xung vi phân với quét CV để phát hiện TNT trong PBS 0,2 M (pH = 7) trên điện cực glassy cacbon biến tính với lớp vàng nano và đơn lớp ankanetiol, thời gian hấp phụ TNT trước khi quét là 30 s (Hình 1.13). Kết quả

I (A ) E (V) I A ) Nồng độ TNT (ppb) Píc Píc

cho thấy, khoảng tuyến tính của nồng độ TNT khá rộng từ 4,0.10-8 đến 3,2.10-6 M với giới hạn phát hiện 1,3.10-8 M (khoảng 3 ppb), điện cực này cũng được sử dụng để phát hiện TNT trong nước thải với độ thu hồi 96-97% và nước sông với độ thu hồi 94-97%.

Hình 1.13 Phổđồ DPV của dung dịch TNT trong PBS 0,2 M (pH = 7) và

đường chuẩn tương ứng với nồng độ: 0,04; 0,1; 0,3; 0,5; 0,8; 1,2; 1,6; 2,4; 3,2; 4,0 µM (từ dưới lên trên), thời gian hấp phụ TNT là 30 s [33].

Hình 1.14 Phổđồ DPV của TNT trên các hệ điện cực khác nhau, đường 1 và 2 là hệ điện cực in lưới biến tính MIP, đường 3 và 4 là hệ điện cực in lưới

thường [34]

Kỹ thuật quét DPV cũng được M. Pesavento và cộng sự (2013) [34] sử

dụng để phát hiện TNT trên hệ điện cực in lưới biến tính MIP (MIP -

molecular imprinted polymers) trong các dung dịch nền khác nhau. Kết quả

cho thấy, trên phổđồ DPV xuất hiện ba píc khử của TNT (Hình 1.14) với giới hạn phát hiện cỡ 5×10−7 M (khoảng 113 ppb). Phép đo được thực hiện với một I (1 e- 6A ) E (V)

thể tích rất nhỏ (20 µl) trong điều kiện không loại bỏ không khí, vì vậy nó rất thích hợp cho việc sử dụng ngoài hiện trường.

Ngoài ra, trong nghiên cứu gần đây nhất của mình, Shu Min Tan và cộng sự (2013) [35] đã kết hợp kỹ thuật DPV (Hình 1.15) và quét CV để phát hiện TNT trong mẫu nước biển với dung dịch điện ly hỗ trợ là đệm borat 20 mM pH 9,2 trên ba điện cực làm việc: điện cực glassy cacbon (GC), điện cực GC biến tính với dải nano graphen và điện cực GC biến tính với tấm nano graphen, giới hạn phát hiện thu được trên các điện cực tương ứng là 0,520 ppm; 0,140 ppm và 0,510 ppm. Phương pháp này cũng được tác giả sử dụng thành công trong việc phát hiện TNT trong nước biển.

Hình 1.15 Phổđồ DPV của dung dịch TNT 20 ppm trên điện cực glassy cacbon (GC), biến tính dải nano graphen và biến tính tấm nano graphen trong

dung dịch đệm borat (A) và nước biển (B). Điều kiện: đệm borat 20 mM, pH 9,2. Tỷ lệ nước biển : đệm borat 200 mM (B) là 9: 1 [35].

Như vậy, cho đến nay theo các tài liệu thu thập được thì kết quả tốt nhất cho việc phát hiện TNT bằng phương pháp Von-Ampe với kỹ thuật DPV là của nhóm tác giả Dongxia Nie và cộng sự (2011) [33].

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính chất điện hóa của thuốc nổ tnt trên các vật liệu điện cực khác nhau nhằm ứng dụng trong phân tích môi trường (Trang 55 - 57)