Một số phương pháp khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính chất điện hóa của thuốc nổ tnt trên các vật liệu điện cực khác nhau nhằm ứng dụng trong phân tích môi trường (Trang 36 - 38)

Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp khác cũng

được sử dụng để phát hiện TNT trong môi trường như: phương pháp quang phổ, phương pháp đo màu, phổ khối pha loãng ion (IDMS), sắc ký bản mỏng (TLC), phổ di động ion (IMS)…

Bảng 1.4 mô tả kết quả phân tích TNT bằng một số phương pháp khác nhau.

Ban đầu, những phương pháp này có độ nhạy hoặc độ chọn lọc không cao, chủ yếu sử dụng trong kiểm tra một cách đơn giản và nhanh chóng các

mẫu tại hiện trường, từ đó xác định các mẫu cần phân tích định lượng một cách chính xác đưa về phòng thí nghiệm. Bảng 1.4 Một số kết quả phát hiện TNT bằng phương pháp khác nhau Mẫu Ph ương pháp phân tích Giới hạn phát hiện Độh thu ồi Nhóm tác giả

Không khí IDMS ≈ 0,1 ppb - St John et al.1975 [2]

Không khí TLC - - Chrostowski et al. 1976 [2]

Không khí IMS 0,01 ppb - Spangler et al. 1983 [2]

Không khí GDMS ≈ 1,4 ppt - McLuckey et al. 1988

[2] Nước thải, nước ngầm Quang phổ 10 µg/l 95 - 105% Zhang et al. 1989 [2] Đất Ống chỉ thị 0,5 mg/kg 58 - 70% Army 1990 [2] Đất Quang phổ 1,1 mg/kg 63 - 96% Army 1990 [2]

Đất Đo màu 3 mg/l - Erol Erça2009 [25] ğ và cộng sự, Mẫu TNT trong PTN Quang phổ huỳnh quang 1 μM - Jichang Feng và cộng sự, 2010 [27]

Đất Đo màu 3,5 mg/l 0,73 - - cAree Choodum và ộng sự, 2012 [26] Mẫu TNT

trong PTN Phổ hấp phụ 10,2 ng/mL -

Yingxin Ma và cộng sự, 2013 [30]

Đất huQuang phỳnh quang ổ 0,057 μg/g - Carolina C. Carrión và cộng sự, 2013 [28] Mẫu TNT

trong PTN Phổ Raman 5,0.10-16 M -

Minmin Liu và cộng sự, 2013 [29] Hai phương pháp bán định lượng đã được thử nghiệm, một dựa trên một ống chỉ thị và một dựa trên quang phổ (Army, 1990), cả hai phương pháp có thể phát hiện TNT thấp cỡ ppm. Phương pháp ống chỉ thị thì rẻ tiền, đơn

giản, nhanh chóng và dễ sử dụng, nhưng có độ chính xác không cao. Trong khi đó, phương pháp quang phổ có độ chính xác cao hơn.

Các phương pháp trên liên tục được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả

phát hiện TNT trong môi trường và hạ thấp giới hạn phát hiện. Theo nghiên cứu mới đây của Jason K. Cooper và cộng sự (3/2013) [45], đã sử dụng phương pháp phổ hấp phụ UV với detector tạo bởi các polyme huỳnh quang liên hợp đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc phát hiện thuốc nổ

TNT trong pha khí, cũng như phát hiện nhiều chất nổ khác, trong khi đó với detector tạo bởi sắc ký bản mỏng chứa một loại polyme huỳnh quang có hiệu quả trong việc tăng tính chọn lọc trong khi vẫn duy trì giới hạn phát hiện thấp.

Đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Minmin Liu và cộng sự (2013) [29], nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phổ Raman để phát hiện TNT trong dung môi etanol (mẫu trong phòng thí nghiệm). Kết quả cho thấy nồng độ

TNT tuyến tính trong khoảng từ 10-11 đến 10-5 M, giới hạn phát hiện của phương pháp này được tính toán từ đường thực nghiệm đạt 5,0.10-16 M, đây là giới hạn phát hiện thấp nhất cho đến nay.

Các phương pháp kể trên tuy có độ chọn lọc và độ chính xác cao nhưng có một số hạn chế, đó là các thiết bị phân tích đắt tiền, chi phí cho các dung môi đi kèm khá tốn kém, các mẫu đòi hỏi phải xử lý cẩn thận trước khi đưa vào phân tích. Vì vậy, hiện nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm hơn đến một phương pháp khá thân thiện cho người sử dụng, đó là phương pháp điện hóa với các ưu điểm nổi bật của nó.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính chất điện hóa của thuốc nổ tnt trên các vật liệu điện cực khác nhau nhằm ứng dụng trong phân tích môi trường (Trang 36 - 38)