4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.2. Nồng độ các chất tan trong đất
Nồng độ và tỷ lệ các ion trong môi trƣờng nƣớc tạo nên PH trong đất, trong đó hòa tan những dƣỡng liệu chủ yếu là các dạng muối, nên dung dịch đất chính là nguồn gốc để cây hấp thụ dinh dƣỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ở trong đất, các yếu tố dinh dƣỡng thấy đƣợc dạng ion, trong khi nồng độ (mg/lít) của chúng trong đất đạt tƣơng đối thấp hoặc rất thấp nhƣ đạm: 0,11 – 55; 0,001 – 1; Kali: 0,2 – 10 thì hàm lƣợng của chúng trong dung dịch cây rất cao nhƣ đạm: 160; Lân: 30; Kali: 175. Quan hệ giữa tốc độ hút khoáng với nồng độ ion rất phức tạp. Nồng độ ion trong dịch cây cao hơn nhiều so với nồng độ ion trong đất nhƣng rễ cây vẫn hút đƣợc, chứng tỏ sự hút các yếu tố dinh dƣỡng không tuân theo quy luật thẩm thấu giản đơn mà là một quá trình sinh lý của cây, hấp thụ các chất dinh dƣỡng theo cơ chế chủ động. Tỷ lệ giữa các loại ion trong môi trƣờng ảnh hƣởng đến quá trình hấp thụ rõ rệt hơn là sự thay đổi về nồng độ. Thiếu đạm ảnh hƣởng đến hút lân của cây.
1.4.3. Độ chua của môi trường
Sự kiềm hóa môi trƣờng có tác dụng thúc đẩy sự hút cation. Sự chua hóa có tác dụng tăng cƣờng hút anion. Ngô yêu cầu PH = 5,5 – 7,5; Ngô không hợp đất chua, trên đất chua hệ thống rễ kém phát triển. Trong đất chua, các ion nhôm và sắt có trong dung dịch gây rối loạn việc hút lân, vì chúng tạo nên kết tủa lân không hòa tan.
Ngoài sự hút dinh dƣỡng của rễ ngô còn phụ thuộc vào đặc điểm keo đất, hoạt động củ vi sinh vật đất và cả điều kiện ngoại cảnh khác nhƣ nhiệt độ, chế độ chiếu sáng… Vì vậy, kỹ thuật sản xuất phải tạo điều kiện thuận lợi để cây hút dinh dƣỡng đạt hiệu quả cao và phát huy hiệu quả phân bón cao nhất.
1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Nhu cầu về phân bón của cây ngô
Để góp phần làm tăng năng suất của cây ngô, bên cạnh việc nghiên cứu về giống, thời vụ thì phân bón là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đƣợc. Số lƣợng dinh dƣỡng lấy đi theo sản phẩm ngày càng tăng lên vƣợt quá khả năng cung cấp của đất, đồng thời độ màu mỡ của đất ngày càng bị giảm sút theo thời gian canh tác không đảm bảo dinh dƣỡng cho cây trồng.
Lê Văn Khoa (1996) cho rằng: các cây trồng khác nhau sử dụng lƣợng phân nitơ, phospho và kali, để tạo nên năng suất là khác nhau. Để đạt đƣợc 1 tấn sản phẩm cây ngô cần 32kgN + 12kg P2O5 +36kg K2O. Vì thế một trong những biện pháp làm tăng năng suất là phải tăng cƣờng đầu tƣ phân bón.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.5.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Cây ngô là cây có tiềm năng năng suất lớn, trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất thì bón phân đóng vai trò quan trọng. Theo Berzenyi. Z, Gyoffy. B, Phân bón ảnh hƣởng tới 30,7% năng suất, còn các yếu tố khác nhƣ mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng,... có ảnh hƣởng ít hơn, nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây là đất trồng trọt.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện lân kali – Atlanta(Mỹ) cho biết: Để tạo ra 10 tấn ngô Hạt trên 1ha, cây ngô lấy đi từ đất một lƣợng dinh dƣỡng nhƣ sau:
Bảng 1.5: Lƣợng dinh dƣỡng cây lấy đi từ đất để đạt đƣợc 10 tấn/ha Bộ phận của cây Các nguyên tố dinh dƣỡng
N(kg) P2O5 (kg) K2O(kg) Mg(kg) S(kg)
Hạt (10 tấn) 190 78 54 18 16
Thân lá,cùi 79 33 215 38 18
Tổng số 269 111 269 56 34
( Trích Ngô Hữu Tình, 1997)
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện lân kali- Atlanta (Mỹ) trong các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây ngô chúng hút các chất dinh dƣỡng nhƣ sau:
Bảng 1.6. Lƣợng dinh dƣỡng của cây ngô ở các thời kỳ sinh trƣởng 4 giai đoạn
sinh trƣởng (4-25 ngày)
Cây con Xoáy nõn Phun râu Tạo Hạt Chín Tổng số N(kg) 21 94 84 54 16 296 P2O5 (kg) 4,5 30 40 28 9 111 K2O(kg) 25 116 81 40 7 269
Tỷ lệ dinh dƣỡng đƣợc cây ngô hút(%)
N 8 35 31 20 6 100
P2O5 4 37 36 25 8 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo Chudry G.A và cộng sự, đạm là yếu tố dinh dƣỡng quan trọng bậc nhất của cây ngô, nó tham gia vào các thành phần của các axit nucleic. Đạm giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và trao đổi chất trong cơ thể. Đạm thúc đẩy quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây, nâng cao hàm lƣợng protein trong sản phẩm.
Theo Smith (1973) trong trƣờng hợp không bón đạm năng suất ngô chỉ đạt 1192kg/ha, có bón đạm năng suất ngô tăng lên 7338kg/ha.
Theo Velly và CS ( De. Geus, 1997) khi bón cho ngô với liều lƣợng: 40kgN/ha năng suất thu đƣợc là 12,11 tạ/ha
80kgN/ha năng suất thu đƣợc là 15,61 tạ/ha 120kgN/ha năng suất thu đƣợc là 32,12 tạ/ha 160kgN/ha năng suất thu đƣợc là 41,47 tạ/ha 200kgN/ha năng suất thu đƣợc là 52,18 tạ/ha
Kết quả nghiên cứu của Geus (1976) cho thấy bón đạm quá cao cho cây ngô làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế đến năng suất hạt ngô.
Kali là nguyên tố xếp hàng thứ 2 sau đạm. Kali cần thiết cho hoạt động của nguyên sinh chất, điều khiển đóng mở khí khổng, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, khô hạn và nhiệt độ thấp. Kali xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp tích lũy về hạt. (Afendulop K.P, 1972) [16].
Theo Johnson và SC (De. Geus, 1973) [17]. năng suất trung bình của các giống ngô lai là 6.838kg/ha, với liều liều lƣợng phân bón : 95N – 67 P2O5 – 20 K2O kg/ha.
Theo Cook G.Ƣ. (Cook G.Ƣ., 1995) [18]. ở Indonexia đã khuyến cáo bón phân cho ngô với lƣợng 90N – 60 P2O5 – 20 K2O kg/ha.
Theo nhều tác giả nƣớc ngoài, để sản xuất 100kg ngô hạt cần 4,8 – 5,3kg tổng cộng các loại NPK nguyên chất, trong đó :
N = 2,0 – 2,2 P2O5 = 0,8 – 0,9 K2O = 2,0 – 2,2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Và tỷ lệ N : P : K là 2: 1: 1 hoặc 3: 2: 1 để sản xuất 100kg ngô hạt cần 3 – 3,2 kg N nguyên chất.
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho ngô ở Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu Thuộc chƣơng trình phát triển lƣơng thực, Tạ Văn Sơn (1995) [20] đã nghiên cứu nhu cầu dinh dƣỡng cây ngô ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Để tạo ra 1 tấn Hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lƣợng đạm, lân, kali là: N = 22,3 kg; P2O5 = 8,2 kg; K2O = 12,2 kg.
- Lƣợng NPK tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô Hạt là: N = 33,9 kg; P2O5= 14,5 kg; K2O = 17,2 kg.
- Tỉ lệ nhu cầu dinh dƣỡng NPK là: 1: 0,35: 0,45.
- Tỉ lệ N: P: K thay đổi trong quá trình sinh trƣởng phát triển nhƣ sau:
Bảng 1.7. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trƣởng (%)
Nguyên tố 6-7 lá Trỗ cờ Thu hoạch
N 51,7 47,4 52,2
P2O5 8,3 9,8 19,1
K2O 40,0 42,7 28,7
Nguồn: Tạ Văn Sơn (1995) [20]
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nƣớc ngoài và thể hiện rõ là hút kali đƣợc hoàn thành sớm trƣớc phun râu, còn các chất dinh dƣỡng khác nhƣ đạm và lân còn tiếp tục đến lúc ngô chín. Theo Đƣờng Hồng Dật (2003) [6] trung bình với năng suất 60 tạ/ha ngô Hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg P2O5, 115 kg K2O (tƣơng đƣơng 337 kg urê, 360 kg supe lân, 192 kg clorua kali). Theo tác giả Ngô Hữu Tình (1995) [22], trên đất phù sa sông Hồng tỷ lệ nhu cầu dinh dƣỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1: 0,35 : 0,45 và liều lƣợng bón phân cho năng suất cao là: 180N – 60P2O5 – 120K2O; ở Duyên hải miền Trung: 120N – 90P2O5 – 60K2O; miền Đông Nam bộ: 90N – 90P2O5 – 30K2O; Đồng bằng sông Cửu Long: 150N – 50P2O5 – 0K2O. Theo Phạm Kim Môn (1991) [14], với ngô Đông trên đất phù sa sông Hồng liều lƣợng phân bón thích hợp là: 150 – 180 kg N; 90 kg P2O5; 50 – 60 kg K2O/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo Trần Hữu Miện (1987) [11] thì trên đất phù sa sông Hồng lƣợng phân bón phù hợp là: 120N – 90P2O5 – 60K2O cho năng suất 40 – 50 tạ/ha; 150N – 90P2O5 – 100K2O cho năng suất 50 – 55 tạ/ha; 180N – 90P2O5 – 100K2O cho năng suất 65 – 75 tạ/ha.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2007) [5], lƣợng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tuỳ Thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Giống có thời gian sinh trƣởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lƣợng phân cao hơn. Đất chua phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn. Liều lƣợng khuyến cáo chung cho ngô là:
+ Đối với giống chín sớm:
- Trên đất phù sa: 8 – 10 tấn phân chuồng; 120 – 150 kg N; 70 – 90 kg P2O5 ; 60 – 90 kg K2O/ha.
- Trên đất bạc màu: 8 – 10 tấn phân chuồng; 120 – 150 kg N; 70 – 90 kg P2O5; 100 – 120 kg K2O/ha.
+ Đối với giống chín trung bình và chín muộn:
- Trên đất phù sa: 8 – 10 tấn phân chuồng; 150 – 180 kg N; 70 – 90 kg P2O5 ; 80 – 100 kg K2O/ha.
- Trên đất bạc màu: 8 – 10 tấn phân chuồng; 150 – 180 kg N; 70 – 90 kg P2O5 ; 120 – 150 kg K2O/ha.
Theo Nguyễn Thế Hùng (1996) [8], trên đất bạc màu vùng Đông Anh – Hà Nội, giống ngô LVN10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức bón 120N – 120 P2O5 – 120 K2O/ha và cho năng suất Hạt gấp 2 lần so với công thức đối chứng không bón phân. Cũng theo tác giả thì trên đất bạc màu, hiệu suất của 1 kg NPK là 8,7 kg; 1 kg N là 11,3 kg; 1 kg P2O5 là 4,9 kg; 1 kg K2O là 8,5 kg.
Tác giả Vũ Cao Thái cũng cho rằng liều lƣợng và tỷ lệ phân bón cho ngô khác nhau trên các loại đất khác nhau. Theo ông, trên đất phù sa nên bón 120 kg
N – 60 kg P2O5 – 90 kg K2O/ha, tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,75. Trên đất xám bạc màu bón 100 kg N – 100 kg P2O5 – 150 kg K2O/ha với tỷ lệ là 1:1:1,5 (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo Nguyễn Văn Bào (1996) [3], liều lƣợng phân bón thích hợp cho ngô ở P2O5 các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang) là 120 kg N – 60 kg P2O5 – 50 kg K2O/ha cho các giống thụ phấn tự do và 150 kg N – 60 kg P2O5 – 50 kg K2O/ha cho các giống lai.
Theo Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (Đỗ Trung Bình, 2000), liều lƣợng phân bón cho 1 ha ngô ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là: 120 kg N – 90 kg P2O5 – 60 kg K2O cho vụ Hè Thu, còn vụ Thu Đông (vụ 2) có thể tăng lƣợng K2O lên 90 kg (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [25]. Trên đất xám của vùng Đông Nam bộ, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lƣợng phân bón cho ngô có hiệu quả kinh tế cao nhất là 180 kg N – 80 kg P2O5 – 100 kg K2O/ha (giống LVN99) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [25].
Các loại phân khác nhau với mức bón khác nhau có ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng và năng suất ngô LVN10 vụ Xuân 2000, vì vậy việc sử dụng loại phân và lƣợng phân cần đƣợc xác định trên cơ sở lợi nhuận ở cả 3 loại phân mức bón kinh tế là 200 kg NPK/ha. Phân NPK Lâm Thao loại 5-10-3 là rất phù hợp với cây ngô với lƣợng bón tối đa là 350 kg NPK/ha, sử dụng ở mức bón N-P-K: 100-50-50 là kinh tế nhất (Ngô Hữu Tình và CS, 2001) [24]. Theo Lê Quý Tƣờng và Trần Văn Minh, lƣợng phân bón thích hợp cho ngô lai trên đất phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ Đông Xuân là 10 tấn phân chuồng + 150-180 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7 hoặc 2:1:0,7), tiêu tốn lƣợng đạm từ 22,6 – 28,8 kgN/1 tấn ngô hạt; vụ Hè Thu bón 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (tỷ lệ NPK là 1,7:1:0,7), tiêu tốn lƣợng đạm từ 27,9 – 28,4 kgN/1tấn ngô hạt (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [12].
Bón phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dƣỡng, còn 75% phân hoá học (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [12].
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phải căn cứ vào đặc tính của loại giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trƣởng, tình trạng của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Bón cân đối đạm – kali có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa. Bội Thu do bón cân đối (trung bình của nhiều liều lƣợng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9 tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [5].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002)[7], từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nƣớc ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lƣợng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tƣơng ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 : 0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lƣợng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lƣợng N : P2O5 : K2O tƣơng ứng là 58,7; 117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật với tổng lƣợng N : P2O5 : K2O khoảng 240 – 400 kg/ha. Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [31], ảnh hƣởng của bón đạm nhƣ sau: Không bón năng suất đạt 40 tạ/ha; bón 40 kg N năng suất đạt 56,5 tạ/ha; bón 80 kg N năng suất đạt 70,8 tạ/ha; bón 120 kg N năng suất đạt 76,2 tạ/ha; bón 160 kg N năng suất đạt 79,9 tạ/ha.
Trên đất phù sa cổ, đối với giống ngô lai LVN4 bón đạm ở các liều lƣợng nền 1 + 150N, nền 1 + 180N, nền 1 + 210N đều làm năng suất hơn đối chứng 1 (không bón phân) từ 26,64 - 32,48 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 28,43 - 30,98 tạ/ha trong vụ Hè Thu. Lƣợng đạm tăng từ 120 - 210N thì năng suất ngô cũng tăng theo, nhƣng hiệu quả kinh tế cao nhất là bón 10 tấn phân chuồng + 150N + 90P2O5 + 60K2O/ha (Lê Quý Tƣờng và CS, 2001) [29]. Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc mầu, Nguyễn Thế Hùng (1996) [8], đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất bạc mầu, song lƣợng bón tối đa là 225 kg/ha, ngƣỡng bón N kinh tế là 150 kg/ha trên nền cân đối P – K.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở Đồng bằng sông Hồng với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối với ngô địa phƣơng là 13 kg ngô Hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1 kg N. Bón đến mức 180 kg N/ha đã đạt 9 – 14 kg ngô hạt/1 kg N (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [12].
Trần Hữu Miện (1987) [11] để tạo ra 1 tấn ngô hạt trong vụ ngô Đông miền