Thiết bị quang Thiết bị quang~

Một phần của tài liệu Ngoại vi và giao diện 2 (Trang 102 - 103)

Đĩa cứng –ổ Đĩa cứng

3.4.2Thiết bị quang Thiết bị quang~

Thiết bị quang~ Thiết bị quang

Ngày nay đĩa quang được sử dụng rất phổ biến, chúng có mật độ ghi thông tin cao hơn đĩa từ thông thường rất nhiều. Ban đầu các đĩa quang được chế tạo và phát triển nhằm ghi các chương trình truyền hình sau đó được sử dụng làm phương tiện nhớ ngoài cho máy tính.

* Nguyên lý chế tạo (ghi)

Người ta tạo ra các đĩa CD ROM bằng cách dùng một tia laser mạnh đốt cháy các hốc đường kính 1μm trên một đĩa chủ, từ đĩa chủ này tạo ra khuôn để tạo ra các bản copy trên các đĩa chất dẻo. Sau đó người ta phủ lên một lớp nhôm mỏng rồi một lớp chất dẻo trong suốt lên trên lớp nhôm để bảo vệ.

Các hốc bị đốt gọi là các pits (tí hiệu 0), phần không bị đốt gọi là các lands (tín hiệu 1), chúng có độ tương phản khác nhau do đó có thể phân biệt được pits và lands.

* Tổ chức thông tin

Thông tin trên CDROM được tổ chức theo một đường xoắn ốc duy nhất. Dữ liệu ghi từng nhóm 24 byte, mỗi byte đầu tiên được mở rộng thành 14 bit. Ba bit đặc biệt được bổ xung vào giữa các nhóm và một byte đồng bộ được bổ xung để tạo thành 1 frame. Một nhóm 98 frame tạo thành 1 block chứa 2 KB dữ liệu của người sử dụng. Mỗi CDROM chứa 270.000 block, cho dung lượng là 553 MB.

* Cách đọc thông tin

Các đĩa CDROMs được đọc bằng thiết bị như máy ghe nhạc CD, dùng một đầu dò (detector) đo năng lượng phản xạ từ bề mặt đĩa khi chiếu lên bề mặt một tia laser công xuất nhỏ. Dữ liệu được đọc với vận tốc tuyến tính không đổi là 57 inches/sec, cho ta tốc độ đọc ghi dữ liệu là 153,60 KB/sec

* Ưu điểm, nhược điểm và cách khắc phục:

Ưu điểm : công nghệ chế tạo CDROM bằng cách dập khuôn do đó giá thành 1 CDROM rất rẻ, ngoài ra việc đọc dùng tia laser không cần sự tiếp xúc cơ khí, bề mặt có sự bảo vệ do đó có độ tin cậy cao, dung lượng lớn nên được sử dụng rộng rãi.

Nhược điểm : việc dập khuôn khó đạt được độ chính xác cao và đồng đều do vậy các thông tin số thường có nhiều lỗi.

Khắc phục : đầu đọc trong ổ đĩa thường có một gương chính xác, được điều khiển bởi một cơ cấu servo nhằm bám sát bề mặt đĩa, bù trừ cho các lỗi sản xuất. Thứ hai sử dụng loại mã sửa sai tốt hơn khi ghi thông tin.

Một phần của tài liệu Ngoại vi và giao diện 2 (Trang 102 - 103)