2.1 1 Chính sách phát triển nguồn nhân lực con người

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại bidv đông đô - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 47)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực con người là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động, vì vậy công tác tổ chức, đào tạo cán bộ là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào. Sớm nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, chi nhánh đã và đang áp dụng nhiều biện pháp bồi dưỡng, phát triển, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng.

Thứ nhất: Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu tại trung tâm đào tạo của NHĐT & PTVN

Thứ hai: Cần đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên về ngoại ngữ, tin học, kiến thức pháp luật, học về đổi mới phong cách giao dịch, hay về marketing ngân hàng…

Đặc biệt cán bộ tài trợ thương mại phải nắm chắc các văn bản như: quy tắc thực hành và thống nhất của ICC về tín dụng chứng từ - UCP 600, tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ - ISBP, hay Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế - ISP 98… các luật và nghị định liên quan của Việt Nam. Ngoài ra những kiến thức về luật pháp thanh toán quốc tế của các nước có liên quan

Thứ ba: Tăng cường công tác đào tạo cán bộ tại trường đại học, học viện chuyên ngành như Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng Ngoại thương, đại học Kinh tế quốc dân… Đây là hình thức đào tạo cơ bản nhằm nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên theo tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ tại nước ngoài. Với mục đích xây dựng ngân hàng hiện đại, NHĐT&PTVN cần mạnh dạn đầu tư kinh phí, chọn cán bộ nhân viên đi học tập đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày ở nước ngoài cần có kế hoạch đào tạo cao học và nghiên cứu sinh để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển dài hạn.

3. 2. 1. 2. Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Hoạt động ngân hàng là một loại hình hoạt động kinh doanh đặc biệt cần được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nền tảng công nghệ cũng tạo ra cơ hội cho ngân hàng trong nước tham gia hội nhập quốc tế thông qua việc tạo ra sản phẩm và kênh cung ứng dịch vụ có tính chuẩn mực cao. Như vậy rõ ràng rằng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh đối ngoại nói chung trong đó có hoạt động tài trợ XNK theo phương thức TDCT là yêu cầu cấp bách để chi nhánh nâng cao chất lượng của hoạt động đồng thời tăng tính cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu chủ động hội

Thứ nhất, phát huy tối đa những ưu việt của mạng thanh toán SWIFT bằng cách vận hành chính xác, trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ, thường xuyên cập nhật những thiết bị và kỹ thuật mới của mạng thanh toán ưu việt nhất trên thế giới này.

Thứ hai, nâng cấp mạng thông tin quản lý nội bộ để tăng tốc độ truyền tin, đảm bảo an toàn trong lưu trữ hồ sơ, phát huy hiệu quả công tác quản lý điều hành thông qua mạng máy tính nội bộ; đầu tư đúng mức cho việc đổi mới trang thiết bị hiện đại, cập nhật những thiết bị, phần mềm ứng dụng mới Theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cần hoàn thiện mạng thanh toán quốc tế nội bộ (IBS) để sử dụng tối đa các bức điện chuẩn của hệ thống thanh toán mạng SWIFT. Khai thác triệt để chuyển tiền và thanh toán qua mạng SWIFT, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ hơn nữa, đảm bảo giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả. Thường xuyên cập nhật các kỹ thuật hiện đại về SWIFT.

Thứ ba, chương trình thống kê trong IBS cũng cần phẩi được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thống kế thanh toán L/CSCNT, ngoài các thống kê các L/C trả ngay, trả chậm đã phát hành, đã thanh toán, có thể lập chương trình để thống kê các L/C theo khách hàng, theo mặt hàng.

3. 2. 1. 3. Cải tiến thủ tục nghiệp vụ thanh toán XNK Theo phương thức tín dụng chứng từ.

- Hiện nay tất cả các khâu trong quy trình thanh toán quốc tế Theo phương thức Tín dụng chứng từ (mở L/C, thanh toán L/C, chiết khấu L/C… ) đã được tiêu chuẩn hóa mang tính quốc tế, không thể có sự thêm bớt bất cứ một công đoạn nào song thời gian để hoàn tất công việc thì hoàn toàn phụ thuộc vào quy trình của mỗi NH. Do vậy, chi nhánh nên giảm bớt thời gian làm thủ tục mở, thanh toán L/C đến mức đơn giản nhất có thể

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại bidv đông đô - ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 47)