Xuất một số giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại xã thài phìn tủng, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 49 - 55)

Trong nhiều năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau việc chặt phá rừng đã làm cho nhiều khu rừng quý giá trở nên nghèo kiệt diện tích núi hoang , đồi núi trọc ngày càng gia tăng là cho tình trạng suy thoái các hệ sinh thái ở miền núi ngày càng trầm trọng.

Vùng cao núi đá vôi là nơi sinh sống của các cộng đồng dân tộc ít người, cuộc sống của họ hết sức khó khăn, thiếu đói , thiếu cả nước uống, nhất là vào mùa khô, trình độ văn hóa thấp, cơ sở hạ tầng rất kém.

Vùng núi đá vôi là nơi chứa đựng hệ sinh thái rất đa dạng và là nơi phân bố của rất nhiều loài quý hiếm nói chung và các loài cây lá kim quý hiếm nói riêng. Tuy nhiên vùng núi đá vôi cũng là một hệ sinh thái rất mỏng manh, một khi đã bị tàn phá thì sẽ rất khó phục hồi lại trạng thái ban đầu và thường biến thành núi đá vôi trọc. Hiện nay, hầu hết các loài cây lá kim đều bị khai thác mạnh do nhu cầu sử dụng của người dân. Các loài cây lá kim có giá trị cao và được các thương buôn thu mua với giá khá cao nên tình trạng khai thác càng diễn ra mạnh hơn.

Bảo vệ chặt chẽ rừng tự nhiên là bảo vệ rừng gắn với phát triển và sử dụng rừng bền vững để duy trì diện tích lâm phần ổn định.Vì vậy việc bảo tồn và phát triển cây Thiết sam giả lá ngắn nói riêng và các loài thực vật quý hiếm nói chung là việc làm rất cần thiết. Sau đây là một số giải pháp bảo tồn loài Thiết Sam giả lá ngắn như:

* Giải pháp về quản lý

- Tổ chức bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nghiêm cấm việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép loài cây này.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, gắn liền công tác quản lý nhà nước với tự quản của người dân và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và đại diện cộng đồng địa phương.

- Chính quyền địa phương cần kết hợp chặt chẽ với cơ quan ban ngành: Kiểm lâm và người dân địa phương quan tâm đến công tác chăm sóc bảo vệ các loài quý hiếm đặc biệt là loài Thiết sam giả lá ngắn.

* Giải pháp về kinh tế

Người dân sông ở trên núi đá vôi là người dân tộc, đời sống của người dân nghèo phụ thuộc vào trông ngô, nuôi trâu, bò, gà, không có nghề phụ, đất canh tác ít, trình độ dân trí thấp. Sẽ không bảo vệ rừng nói chung và các loài cây lá kim nói riêng nếu chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao mức sống cho người dân. Để làm được việc này, chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước cùng với bà con trong việc biết khai thác chính tiềm năng của thiên nhiên như:

- Lựa chọn một số cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: Trồng giống ngô lai năng suất cao kết hợp với giống ngô địa phương.

- Lựa chọn cây trồng lâm nghiệp: Nói chung, nguồn gỗ ở địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu. Để tăng nguồn cây gỗ thì phải nhờ vào tái sinh rừng tự nhiên và các loài cây sống được trên núi đá như Lát hoa, Mun,….

Nhu cầu củi đun của người dân rất lớn và thường xuyên nên ngoài trồng các loại cho gỗ để phục hồi rừng, thì cần phải trồng một số loài mọc nhanh để cung cấp củi đốt, lá làm thức ăn cho bò như: Xoan ta, Tông dù,…

* Giải pháp về chính sách

- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho những người dân có nhu cầu gây trồng và quản lý loài Thiết sam giả lá ngắn tại đại phương.

- Bên cạnh đó cần phải có các chính sách hỗ trợ cho những người quản lý rừng, các chủ rừng, những người gây trồng các loài Thiết sam giả lá ngắn để họ phần nào tăng thêm thu nhập giúp ổn định được cuộc sống, yên tâm tiếp tục bảo vệ và gây trồng loài cây này.

- Nhà nước và khu bảo tồn cần có chính sách hỗ trợ giống và các biện pháp kỹ thuật của loài Thiết sam giả lá ngắn này cho người dân, khuyến khích họ gây trồng phân tán trong vùng dân cư sinh sống.

- Khi thực hiện các chính sách cần phải minh bạch, rõ ràng, thủ tục nhanh gọn, tránh rườm rà, cần phải đảm bảo các lợi ích của những người trồng và bảo vệ loài cây này.

* Giải pháp kỹ thuật

- Tăng cường các trang thiết bị chuyên dụng, phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Các loài thực vật quý hiếm tái sinh tự nhiên rất kém, đặc biệt là loài Thiết sam giả lá ngắn. Để khắc phục tình trạng trên nên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân giống bằng cách giâm hom, nuôi cấy mô tế bào,…. Sau đó đưa cây con vào trông phục hồi rừng, bảo vệ nguồn gen.

* Giải pháp về giáo dục

Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ các loài thực vật quý hiếm nói riêng còn rất hạn chế. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục để mọi người nhận thức được tác dụng, tầm quan trọng của công tác bảo vệ các khu rừng và các loài thực vật quý hiếm. Cần làm cho người dân thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ kèm theo đó là lợi ích sẽ được hưởng nếu bảo vệ được rừng và bảo tồn được các loài quý hiếm hoặc các hậu quả sẽ phải gánh chịu nếu tài nguyên thiên nhiên bị xâm hại.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Với kết quả nghiên cứu của đề tài tôi xin đưa ra một số kết quả sau: - Số lượng cây tham gia vào quần xã thực vật rừng biến động từ 10 đến 12 loài, có từ 3 - 7 loài chính tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây trong tổ thành là những loài cây có giá trị kinh tế như: Thiết sam giả lá ngắn, Thông tre lá ngắn, Thông đỏ, Mun,….. chiếm mật độ khá cao, ngoài ra có một số loài khác như: Nhọc, Tông dù, Xoan rừng,….

- Mật độ cây tầng cao biến động từ 555 cây/ha đến 640 cây/ha

- Số loài cây tái sinh ở các vị trí núi đá vôi của khu vực điều tra biến động từ 10 - 12 loài, trong đó có 3 loài cây chính tham gia vào đó chính là cây Mun, Thiết sam giả lá ngắn, Tùng trắng hoặc Tông dù tái sinh trên núi đá vôi.

- Mật độ cây tái sinh tương đối cao từ 957 cây/ha đến 1076 cây/ha, mật độ cây tái sinh đạt cao nhất ở vị trí đỉnh núi đá vôi nơi điều tra có loài Thiết sam giả lá ngắn.

- Ở các vị trí núi đá vôi chất lượng cây tái sinh tốt đạt tỷ lệ từ 7,40% - 28,25%, trung bình chiếm tỷ lệ 59,85% - 86,33%, nhìn chung chất lượng cây tái sinh đa số là tốt và trung bình, chất lượng cây tái là xấu chiếm tỷ lệ thấp đạt 6,27% - 11,9 %, nguồn gốc cây tái sinh trên 63,34% - 65,43% là từ hạt, 34,57% - 36,66% là từ chồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo các cấp chiều cao tập trung gần như hoàn toàn ở cấp chiều cao >1m từ 216 cây/ha đến 223 cây/ha, mật độ cây tái sinh ở cấp chiều cao 0,5 - 1m có khoảng từ 95 cây/ha đến 176 cây/ha, còn ở cấp chiều cao <0,5m từ 8 cây/ha đến 32 cây/ha.

- Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo mặt phẳng ngang ở các vị trí địa hình núi đá vôi là kiểu phân bố đều.

- Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn:

+ Ảnh hưởng của địa hình : Ở các vị trí núi đá vôi mật độ cây tái sinh từ 957 cây/ha đến1076 cây/ha chủ yếu chất lượng cây tái sinh là trung bình chiếm 95,05% - 97,80 %, tốt từ 0,45% - 2,97%, cây xấu 1,75% - 1,98%.

+ Ảnh hưởng của đất: đặc điểm đất đai chủ yếu là đất có màu xám đen, hơi ẩm, tơi xốp, tỷ lệ đất lẫn đá 6% - 10%, độ dày tầng đất ở vị trí sườn cao hơn ở vị trí đỉnh. Mật độ cây tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở giai đoạn cây mạ khá cao.

+ Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi: chủ yếu xuất hiện những loài cây bụi như Trúc, Cậm ca, Ngọn đỏ,... với chiều cao trung bình biến động từ 0,71m - 0,73m và độ che phủ biến động từ 39,5% - 46,3% . Mật độ cây bụi biến động từ 406 cây/ha - 957 cây/ha. Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài Cỏ ba cạnh, Địa lan, Tóc tiên, Rêu... có chiều cao trung bình từ 0,18m - 0,19m. Tỷ lệ cây triển vọng ở vị trí sườn đạt 49 % và ở vị trí đỉnh đạt 58,85%.

+ Ảnh hưởng của độ tàn che: Độ tàn che ở các vị trí địa hình núi đá vôi là từ 0,35 - 0,43. Mật độ cây tái sinh từ 350 cây/ha đến 400 cây/ha, ở vị trí đỉnh có độ tàn che cao hơn thì mật độ cây tái sinh cao, chất lượng cây tốt và trung bình lớn hơn.

+ Ảnh hưởng của con người đến tái sinh tự nhiên: Tại khu vực điều tra và nghiên cứu thì chủ yếu bao gồm các tác động do khai thác gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn: đề xuất một số giải pháp về quản lý, kinh tế, chính sách, giáo dục.

5.2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được kết quả như trên nhưng năng lực bản thân có hạn, thời gian ngắn nên đề tài còn có những tồn tại sau:

- Đề tài chưa có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm lý, hóa tính đất và các chỉ tiêu khác.

- Chưa nghiên cứu được ảnh hưởng tổng hợp các nhân tố sinh thái trong quá trình tái sinh rừng.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn loài chỉ mang tính tổng quát, chưa cụ thể từng giải pháp và cách thực hiện.

5.3. Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm tái sinh rừng đặc biệt là nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng để có cơ sở chính xác đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động.

- Thiết sam giả lá ngắn là một loài có giá trị về mặt bảo tồn nguồn gen nhưng lại sinh trưởng rất chậm nên cần thiết phải bảo vệ những quần thể hiện đang còn tồn tại để tránh nguy cơ bị tuyệt chủng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam Tập III, Nxb Hà Nội.

2. Nguyễn Bá Chất (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học, Viện khoa học công nghệ Lâm Nghiệp.

3. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi

trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Viện sinh thái và

Tài nguyên sinh vật.

4. Cục phát triển lâm nghiệp, Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (1999), Nghiên

cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng (Áp dụng cho rừng Thông ba lá ở Việt Nam), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 92tr.

5. Bùi Thế Đồi (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên

quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Bùi Thế Đồi, Nguyễn Phi Hùng (2013), “Một số đặc điểm lâm học loài Sa mộc dầu (Cunninhamia konishii Hayata) phân bố tự nhiên tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 (3), tr. 104 – 110. 7. Trần Ngọc Hải (2011), "Đặc điểm sinh vật học của loài du sam sam đá vôi (Keteleeria davidiana Beissn.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2+3), trang 177-181.

8. Vũ Tiến Hinh (1991), “Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm Nghiệp số 2/1991, tr. 3 - 4.

9. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện điều tra - quy hoạch rừng, Hà Nội.

10. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học tập 1, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Lung và cs (1993), Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy

trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao, Tài liệu hội thảo

khoa học mô hình phát triển kinh tế - môi trường, Hà Nội

12. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Một số loài cây bị đe dọa ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006), Một số loài cây bị đe dọa ở Việt Nam, tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên

và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ khoa học Nông nghiệp,

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

16. Nguyễn Thị Thu Trang (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự

nhiên của cây dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.N.C) tại vườn quốc gia

Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm.

17. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Nguyễn Hải Tuất (1991), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong tự nhiên”. Tạp chí Lâm Nghiệp, (4), tr 16 - 18.

19. Nguyễn Huy Sơn, Hoàng Chương (2002), “Đặc điểm vật hậu và khả năng tái sinh tự nhiên của loài thông nước”. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông

thôn (8), tr. 729-730.

20. Đặng Kim Vui (2002), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy – Cơ sở đề xuất các giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ (Thái nguyên). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông

II. Cổng thông tin điện tử

21. http://text.123doc.vn/document/1382352-nghien-cuu-mot-so-dac-diem- tai-sinh-tu-nhien-rung-phuc-hoi-trang-thai-ic-tai-huyen-vo-nhai-tinh-thai-

nguyen.htm.

22. http ://www.botanyvn.com.

III. Tiếng Anh

23. Baur, G.N (1962), The ecological basic of rain forest management – XVII, Rapport dactyl, Archives FAO, Rome.

24. IUCN (1994), IUCN Red List Catergories Gland, Switzerland.

25. Wilson (1988), Biodiversity National Academy Press, Washington D.C.521. p.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài thiết sam giả lá ngắn (pseudotsuga brevifolia w c cheng l k fu, 1975) tại xã thài phìn tủng, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 49 - 55)