Từ số liệu thu thập được trên các ô dạng bản đối với những cây tái sinh qua tính toán thu được kết quả như sau:
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở các vị trí núi đá vôi TT Vị trí sườn Vị trí đỉnh Loài N (c/ha) N% Loài N (c/ha) N% 1
Mun 418 43,73 Thiết sam giả
lá ngắn 400 37,17
2 Thiết sam giả
lá ngắn 350 36,66 Mun 372 34,57 3 Tùng trắng 111 11,58 Tông dù 108 10,04 4 Loài khác (9 loài) 78 8,03 Loài khác (7 loài) 196 18,22 ∑ 12 loài 957 100 10 loài 1076 100
Kết quả bảng 4.3 cho thấy ở vị trí sườn núi đá vôi có 12 loài cây tái sinh
xuất hiện, nhưng chỉ có 3 loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành: Mun, Thiết sam giả lá ngắn, Tùng trắng, còn các loài khác như: Nhọc, Tông dù, Thông đỏ, Thông tre lá ngắn,… chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, chúng không có mặt trong công thức tổ thành. Tổng tỷ lệ tổ thành của 3 loài chính là 91,97%. Trong đó, Mun chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất là 43,73%, sau đó là Thiết sam giả lá ngắn là 36,66%, còn loài Tùng trắng chỉ chiếm có 11,58%.
Mật độ cây tái sinh ở vị trí sườn là 957 cây/ha, trong đó Mun có mật độ lớn nhất 418 cây/ha, tiếp theo đó là loài cây Thiết sam giả lá ngắn có mật độ 350 cây/ha
và cây Tùng trắng là 72 cây/ha. Điều đó cho thấy rằng hệ sinh thái rừng ở đây ít phong phú vẫn chỉ là một số loài cây tồn tại được trên núi đá vôi như Mun, Thiết sam giả lá ngắn, Tùng trắng, Thông tre lá ngắn…
Ở vị trí ở vị trí đỉnh núi đá vôi có 10 loài cây tái sinh xuất hiện và chỉ có 3 loài chính tham gia vào công thức tổ là: Thiết sam giả lá ngắn, Mun, Tông dù. Với tổng tỷ lệ tổ thành của 3 loài là 81,78%, trong đó loài chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất là Thiết sam giả lá ngắn. Còn các loài khác như: Nhọc, Thông tre lá ngắn,… chiếm tỷ lệ nhỏ, không có mặt trong công thức tổ thành.
Mật độ cây tái sinh ở vị trí đỉnh đạt 1076 cây/ha, trong đó cây Thiết sam có mật độ cao nhất đạt 400 cây/ha, tiếp đến là Mun là 372 cây/ha, đây là 2 là loài có giá trị cao về bảo tồn và kinh tế.
Như vậy, ở cả 2 vị trí địa hình thì loài Thiết sam giả lá ngắn đều chiếm tỷ lệ tổ thành cao từ 36,66% - 37,17%, đặc biệt là ở vị trí đỉnh núi đá vôi. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế điều tra, loài này chỉ phân bố từ sườn núi đá vôi trở lên, trong đó tập trung nhiều thành quần thể ở vị trí đỉnh là chủ yếu.
Như vây, so sánh tổ thành tầng cây gỗ với tầng cây tái sinh thấy rằng Thiết sam giả lá ngắn đều có mặt trong công thức tổ thành và chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất, chứng tỏ đây là loài chiếm ưu thế trong kiểu rừng trên núi đá vôi ở đây.