0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W C CHENG L K FU, 1975) TẠI XÃ THÀI PHÌN TỦNG, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG (Trang 41 -42 )

Một đặc điểm khá đặc trưng của tái sinh tự nhiên là phân bố cây tái sinh không đều trên mặt đất, nó tạo ra các khoảng trống thiếu tái sinh, đặc điểm này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Sự phân bố cây trên bề mặt đất phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của loài cây và không gian dinh dưỡng, nguồn gieo giống tự nhiên. Thực tế cho thấy, có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, chất lượng và tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi. Để nghiên cứu hình thái phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U của tác giả Clark và Evans. Kết quả kiểm tra phân bố được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.7: Bảng phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo mặt phẳng ngang ở các vị trí Vị trí N/ha Số khoảng cách đo λ r U Kiểu phân bố Sườn 957 30 0,0957 2,89333 8,36644 Đều Đỉnh 1076 30 0,1076 2,96667 9,1540 Đều

Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang bằng tiêu chuẩn U cho thấy phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất ở các vị trí địa hình rừng trên núi đá vôi ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là phân bố đều.

Sự phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang phụ thuộc vào đặc tính sinh học của cây, nguồn gieo giống tự nhiên và không gian dinh dưỡng. Do vậy, nghiên cứu cây tái sinh theo mặt phẳng ngang là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.

Hiện tượng tái sinh lỗ trống rất phổ biến ở rừng tự nhiên nhiệt đới, xảy ra ở những lỗ trống trong rừng, cây tái sinh thường có phân bố cụm. Tuy nhiên, kiểu phân bố cây tái sinh không chỉ phụ thuộc vào những lỗ trống trong rừng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác, dẫn đến những kiểu phân bố khác ở dưới tán rừng. Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả, thì thông thường phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất tuân theo quy luật là rừng còn non và rừng nghèo thường có dạng cụm, rừng trung bình có dạng ngẫu nhiên hoặc cụm và rừng giàu hoặc rừng nguyên sinh, phân bố có dạng đều (Ngô Kim Khôi, 1999). Như vậy, rừng ở đây không phải rừng giàu nhưng về cơ bản là rừng nguyên sinh và đang ở giai đoạn ổn định, nếu không có tác động của con người gây ra các hiện tượng xáo trộn. Như vậy, với kiểu phân bố này thì không cần phải điều chỉnh cây tái sinh theo bề mặt đất rừng nữa mà cần chú ý bảo vệ các cây tái sinh tránh tác động tiêu cực của con người.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREVIFOLIA W C CHENG L K FU, 1975) TẠI XÃ THÀI PHÌN TỦNG, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG (Trang 41 -42 )

×