Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.4: Nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở vị trí sườn núi đá vôi
Loài N (cây/ha) Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Thiết sam giả lá ngắn 350 0,45 97,80 1,75 217 95,18 11 4,82 Lâm phần 957 7,40 86,33 6,27 394 63,34 228 36,66
Kết quả bảng 4.4. cho thấy, cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là cây có chất lượng trung bình. Cây Thiết sam giả lá ngắn có tỷ lệ cây tốt đạt 0,45%, cây có chất lượng trung bình chiếm chủ yếu là 97,80%, cây xấu là 1,75%. Cây Thiết sam giả lá ngắn có nguồn gốc tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm 90,79% trong khi đó tái sinh từ chồi chỉ đạt có 9,21%. Vì vậy phải chú trọng nuôi dưỡng cây sinh trưởng, phát triển tốt để có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành rừng.
Bảng 4.5: Nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở vị trí đỉnh núi đá vôi Loài N (cây/ha) Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Thiết sam giả lá ngắn 400 2,97 95,05 1,98 93 92,07 8 7,93 Lâm phần 1076 28,25 59,85 11,9 176 65,43 93 34,57
Qua bảng 4.5 cho thấy, cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh có chất lượng tốt ở vị trí đỉnh là 2,97% cao hơn ở vị trí sườn, cây có chất lượng trung bình chiếm chủ yếu 95,05%, cây xấu là 7,93%. Cây Thiết sam giả lá ngắn có nguồn gốc tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm 92,07% trong khi đó tái sinh từ chồi chỉ đạt có 7,93%. Như vậy tỷ lệ chất lượng cây tái sinh trung bình chiếm chủ yếu, cây có chất lượng tốt ở vị trí đỉnh núi đá vôi tăng lên so với ở vị trí sườn núi đá vôi nhưng không đáng kể.