1 Giả thuyết

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Mức độ phát triển đầu tư công ty dưới ảnh hưởng của những ràng buộc nguồn tài trợ sau cuộc khủng hoảng (Trang 36)

2. RÀNG BUỘC NGUỒN TÀI TRỢ VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ LẬP LUẬN

3.2. 1 Giả thuyết

Mối quan tâm chính của bài nghiên cứu này là kiểm tra tính thanh khoản, nguồn tài trợ nội bộ, quyết định đầu tƣ nhƣ thế nào khi gặp vấn đề thông tin trên thị trƣờng vốn. Nhiều nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mối tƣơng quan dƣơng giữa tính thanh khoản và đầu tƣ (Fazzari, Hubbard, và Peterson 1988; Hoshi, Kashyap, và Scharfstein, 1991; Chirinko và Schaller, 1996; Chirinko và Kalckreuth, 2002; Bruinshoofd, 2003; Mizen và Vermeulen, 2005). Trong các nghiên cứu này, dòng tiền và chứng khoán tiền mặt thƣờng dùng làm đại diện cho tính thanh khoản, trong khi đầu tƣ đƣợc đo lƣờng bởi chi tiêu vốn trên nguồn vốn đầu tƣ. Độ nhạy cảm giữa mức độ phát triển đầu tƣ và tính thanh khoản nội bộ xem nhƣ mức độ ràng buộc tài trợ.

Fazzari và các cộng sự (1998) cho rằng độ nhạy cảm giữa mức độ phát triển đầu tƣ và quỹ tài trợ nội bộ tăng là bởi những ràng buộc tài trợ xuất phát từ vấn đề thông tin trong thị trƣờng vốn. Tranh luận này cũng là thuyết về ràng buộc tài trợ. Fazzari và các cộng sự cũng trình bày mức độ nhạy cảm giữa đầu tƣ và dòng tiền lớn hơn đối với các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Độ nhạy cảm cao đồng nghĩa những ràng buộc tài trợ cao.

Bruinshoofd (2003) cũng ủng hộ lý thuyết chung các công ty ràng buộc có thể xác định và hiển thị mức độ nhạy cảm mạnh của đầu tƣ đối với dòng tiền. Vì vậy mà theo dự đoán lý thuyết công ty bị ràng buộc tài trợ càng nhiều thì có độ nhạy cảm giữa mức độ phát triển đầu tƣ và dòng tiền càng cao, theo đó khu vực N sẽ đối mặt ràng buộc nhiều hơn theo Tornell và Westermann.

Bài nghiên cứu kỳ vọng hệ số tƣơng quan giữa dòng tiền và đầu tƣ càng cao thì công ty bị ràng buộc nguồn tài trợ càng lớn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Mức độ phát triển đầu tư công ty dưới ảnh hưởng của những ràng buộc nguồn tài trợ sau cuộc khủng hoảng (Trang 36)