nhiên cần phải tính đến yếu tố lịch sử, văn hóa của khu vực phía Bắc Việt Nam. Các cấp quản lý cần đặc biệt quan tâm đến đổi mới quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Đây là vấn đề then chốt thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ logistics cảng biển tại khu vực phía bắc mà cảng Hải Phòng là cảng của ngõ chính yếu.
3.1.2 Mục tiêu và định hướng về QLNN cho phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng Hải Phòng
3.1.2.1 Mục tiêu về QLNN cho phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng
Để thực hiện chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hoàn thành mở rộng cảng biển Hải Phòng; xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện tiếp nhận tầu có trọng đến 80.000 DWT; ưu tiên phát triển các bến container và các bến cảng chuyên dùng; xây dựng cảng tàu khách tại khu vực TP Hải Phòng. Theo nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển TP Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. nhằm cụ thể hoá quyết định 2190/2009/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030” cần xác định rõ mục tiêu về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng cụ thể là.
i. Mục tiêu tổng quát: Hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật cho QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, xây dựng cảng Hải Phòng trở thành một cảng biển mạnh và giàu từ biển, một trọng điểm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, một trung tâm dịch vụ logistics cảng biển của khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ và cả nước. Lấy sự phát triển dịch vụ logistics cảng biển là động lực, là “hạt nhân” tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện để xây dựng thành phố Hải Phòng hiện đại, trở thành trung tâm mạnh về khoa học công nghệ biển, trung tâm chuyển giao công nghệ về kinh tế biển, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển của khu vực phía Bắc và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn
của Việt Nam.[14].
ii. Mục tiêu cụ thể
Để QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng một cách hiệu quả phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm phát triển dịch vụ logistics cảng biển với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ nói chung; nâng cao tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng trong tổng thể dịch vụ của TP Hải Phòng.
(2) Tạo hành lang pháp lý để phát triển cảng Hải Phòng thành trung tâm logistics cảng biển của khu vực phía Bắc và của cả nước: nơi có trụ sở, văn phòng giao dịch; nơi tổ chức, điều hành các hoạt động dịch vụ logisitics cảng của các doanh nghiệp; nơi thu hút các nhà đầu tư lớn của nước ngoài trong lĩnh vực logisitics cảng; là đầu mối trung chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực phía Bắc của nước ta. Cảng Hải Phòng sẽ là trung tâm của mối liên kết mạng phát triển dịch vụ logistics khu vực phía Bắc và là một đầu mối quan trọng liên kết với mạng logistics cảng biển khu vực và thế giới.
(3) Hoạch định chính sách nhằm thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng ngang tầm khu vực, đưa cảng Hải Phòng từng bước tham gia vào chuỗi logistics cảng biển khu vực và thế giới.
(4) Tạo môi trường cho cảng Hải Phòng đạt được các mục tiêu cụ thể: Là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA).
- Tập trung đầu tư phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng khu bến Lạch Huyện để có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000DWT, Khối lượng hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng đạt 55-60 triệu tấn vào năm 2015, 80-100 triệu tấn vào năm 2020.Tạo cửa ra cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận tải trên các tuyến biển xa, và thu hút một phần hàng trung chuyển quốc tế khu vực. Cải tạo, đầu tư có chiều sâu để nâng cao năng lực dịch vụ logistics cảng Hải Phòng, khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa
vận tải biển toàn khu vực nhanh và hiệu quả.
- Khu bến cảng Đình Vũ (gồm có Nam Đình Vũ) đầu tư xây dựng các bến tổng hợp, container và các bến chuyên dụng theo quy hoạch cho cỡ tầu đến 20.000 DWT không đầy tải, tận dụng thủy triều ra vào làm hàng. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt đến 19,1triệu tấn/năm vào năm 2020 đạt khoảng 31triệu tấn/năm và dự kiến đạt khoảng 42 triệu tấn/năm vào năm 2030.
- Khu bến cảng trên sông Cấm hạn chế phát triển mở rộng từng bước chuyển đổi công năng các bến theo quy hoạch của thành phố. Đầu tư chiều sâu để duy trì khai thác hiệu quả tàu có trọng tải đến 10.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt khoảng 23,6 triệu tấn/năm, năm 2020 đạt khoảng 20 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 18 triệu tấn/năm.
Tóm lại, Mục tiêu QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng rất quan trọng, quyết định đến phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc gia. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có những định hướng cụ thể.
3.1.2.2 Định hướng QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng
Trong sự phát triển đi lên chung của kinh tế cả nước, kinh tế TP Hải Phòng nói chung và của cảng Hải Phòng nói riêng cũng không ngừng phát triển. Để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc và nhằm đạt được mục tiêu đổi mới QLNN. Định hướng cho QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng được cụ thể như sau:
(1) Các cấp quản lý cần ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Coi dịch vụ logistics cảng biển là một trong những ngành dịch vụ chất lượng cao mũi nhọn của cảng Hải Phòng trong định hướng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế nói chung của thành phố. Thực tiễn kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics ở các nước cho thấy dịch vụ logistics cảng biển là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và dịch vụ logistics cảng biển phát triển sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhiều
ngành kinh tế khác phát triển theo.