TP Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất phía Bắc có vị trí chiến lược, cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền Bắc. Do vậy hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất sớm. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại, tài chính và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu...
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp. Nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Cảng Hải Phòng bao gồm hơn 40 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải hàng dời, vật tư, sắt thép, container, chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng cho đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sôngnhỏ...
Cảng Hải Phòng là một thương cảng lớn, từng bước được xây dựng thành một cảng biển có công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến, luôn đóng vai trò là cửa chính ra biển, "Cửa khẩu" giao lưu quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Hàng hoá xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc... thông qua cảng Hải Phòng đã đến với thị trường các nước và ngược lại. Ngoài công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng (đổi tên thành công ty cổ phần Cảng Hải Phòng tháng 6/2014) có tổng chiều dài cầu tàu khoảng 3500m, là một cảng tổng
hợp. Hàng bách hoá truyền thống được xếp dỡ ở khu vực Hoàng Diệu và hàng container ở các khu Chùa Vẽ và Tân Cảng. Còn có các doanh nghiệp cảng biển khác ở cảng Hải Phòng đều là những cảng có qui mô nhỏ, một số được tách ra cổ phần hóa như Vật cách, Đoạn Xá, Công ty CP phát triển cảng Đình Vũ. Một số cảng mới được xây dựng như cảng Dầu khí, cảng Đông Hải, 128 Hải quân, Green Port, DAP Đình Vũ...Song song với sự phát triển tăng trưởng về số lượng cảng và lượng hàng hóa thông qua, cơ cấu hàng qua cảng hiện nay đã có sự thay đổi khác nhiều so với trước.
Hình 2.1. Vị trí các cảng của cảng Hải Phòng
Nguồn: http://haiphong.gov.vn/Portal/Default.aspx
Trong tình hình lượng hàng tăng nhanh hơn so với dự báo và tiến độ đầu tư phát triển không theo kịp nhu cầu của thị trường, trong một số năm qua cảng Hải Phòng đã liên tục phải đối mặt với tình trạng hoạt động quá tải, và không chỉ các cảng biển, hệ thống giao thông thủy, bộ và đường sắt gắn liền với cảng cũng phải chịu những áp lực nặng nề từ việc gia tăng hoạt động của cảng. Do tính chất của dòng hàng hóa đến cảng theo mùa vụ và sự mất cân đối giữa lượng hàng xuất và hàng nhập, hoạt động của cảng và hoạt động giao thông vận tải gắn liền với cảng đã gặp không ít khó khăn ở những kỳ cao điểm.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và TP Hải Phòng (Nghị quyết số 32/NQ-TW ngày 05/08/2003 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước) hệ thống cảng Hải Phòng đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thành phố. Với tổng chiều dài cầu cảng hơn 10,5km, chiếm một phần tư chiều dài cầu cảng của cả nước. Đã có 5 cầu cảng cho tàu 20.000 DWT (dài 900 m. - Đã có 13 cầu cảng chuyên dùng xếp dỡ container trong đó có 8 cầu tàu được trang bị hệ thống thiết bị xếp dỡ chuyên dùng hiện đại. Trong vòng 05 năm trở lại đây mức tăng trưởng tổng sản lượng thông qua cảng liên tục đạt mức từ 10 đến 15%/năm. Sản lượng thông qua năm 2006 đạt gần 17 triệu tấn, năm 2013 lên đến 55,5 triệu tấn, tương đương với nguồn thu hải quan trên 40.000 tỷ đồng, sức vươn của cảng Hải Phòng đã đóng góp nguồn lợi to lớn cho đất nước. Lượng hàng qua cảng tăng kỷ lục, vượt xa dự báo là sự khẳng định. Nhiều Cảng đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khai thác và quản lý cảng kết hợp với cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan QLNN đã tạo thông thoáng cho chủ hàng, chủ tàu giao nhận hàng hoá nhanh giảm lượng hàng tồn đọng tại cảng.
Ngày nay, cảng Hải Phòng trở thành một trong những thương cảng lớn và hiện đại ở khu vực Đông Nam Á với vật chất cầu bến cho phép tàu chở container có trọng tải hơn 10 nghìn DWT vào làm hàng. Được trang bị những thiết bị làm hàng container hiện đại như hệ thống cần cẩu giàn, cần cẩu bãi có sức nâng lớn, chỉ trong vòng 10 - 12 giờ có thể giải phóng xong tàu hơn 1 vạn tấn, giúp các tàu biển trong và nước ngoài quay vòng nhanh chóng theo đúng lịch tàu của các tuyến hàng hải quốc tế. Cuộc cách mạng tin học tại cảng Hải Phòng, đã làm cho việc quản lý hàng hoá, nhất là container được chặt chẽ, khách hàng qua sơ đồ trên màn hình biết hàng của mình nằm ở lô bãi nào trong cảng, giúp cho việc rút hàng nhanh chóng cũng như thanh toán, trả tiền trả hàng dễ dàng rút ngắn thời gian so với trước đây rất nhiều. Năm 2002, lần đầu tiên cảng Hải Phòng vượt qua con số hơn 10 triệu tấn hàng thông qua đưa tốc độ tăng trưởng bình quân về
sản lượng là 13,7% và số lượt tàu biển ra vào làm hàng mỗi năm đạt gần 3.000 lượt, chiếm một vai trò chủ đạo trong các cảng thuộc khu vực Đông Bắc, chiếm 75% sản lượng hàng hoá thông qua khu vực cảng biển Đông Bắc và chiếm 80% sản lượng hàng hoá XNK thông qua nhóm cảng biển Đông Bắc.
Kết quả thực hiện thể hiện bằng tổng số lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng đến năm 2013 (hình 2.2)
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng qua các năm
Hình 2.2. Thống kê hàng hóa qua cảng Hải Phòng
Hướng tới mục tiêu trên 40 triệu tấn hàng từ năm 2010 trở đi, cảng Hải Phòng luôn hướng ra biển lớn bằng cuộc hành trình xây dựng cơ sở vật chất cho các giai đoạn phát triển của mình từ cảng chính tới cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ vươn tới Lạch Huyện xây dựng cảng trung chuyển tại đây vào những năm tới.
Những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của các Bộ, Ngành, TP Hải Phòng và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức, nhưng cảng Hải Phòng không ngừng phát huy nội lực, tranh thủ từng bước thực hiện đổi mới công tác tổ chức, quản lý khai thác cảng, quan tâm chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị xếp dỡ để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cùng với lượng hàng hóa thông qua cảng thì khối lượng hành hóa vận chuyển cũng không ngừng tăng (Bảng 2.1)
17 24 30 34 38,4 43 48,9 55,5 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Triệu tấn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Bảng 2.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của cảng Hải Phòng
Đơn vị tính: 1000 tấn
2007 2009 2010 2011 2013
Tổng khối lượng hàng hóa vận
chuyển 43.841 61.003 71.349 83.837,8 100.057,3 Tăng trưởng (%) 18,21 10,39 16,95 9,79 8,7
Phân theo thành phần kinh tế
Nhà nước 12.206 14.950 15.878 16.621,3 13472,2 Ngoài nhà nước 30.482 45.131 54.719 66.253,3 85,643,1 Có vốn đầu tư nước ngoài 1.153 922 752 964,2 942,1
Phân theo ngành vận tải
Đường bộ 24.480 34.299 39.886 53.905,8 69557,5 Đường thuỷ 19.361 26.705 31.463 9.815,5 5289,3
Nguồn: Niên giám thống kê TP Hải Phòng các năm
Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển, hội nhập, mở cửa của nền kinh tế đất nước, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; Hiệp hội Cảng biển Việt Nam là thành viên Hiệp hội Cảng biển các nước Đông Nam Châu Á và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, trong đó có lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan, tiến bộ trong những năm qua của cảng Hải Phòng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và tiềm năng khai thác cảng biển trong khu vực.
Cảng Hải Phòng từ khi thành lập đến nay đã có quan hệ hợp tác lâu dài với nhiều Hội và Hiệp hội khác nhau như: Là thành viên sáng lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (Vietnam Seaport Association - VPA). Hội viên đầy đủ của Hiệp hội Cảng biển ASEAN (Asean Port Association).Tham gia Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Là Thành viên của IMO Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về Bộ
luật An ninh Cảng biển (ISPS), Bộ luật chống ô nhiễm hàng hải (MARPOL 73/78). Hội viên Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Có mối quan hệ và hợp tác trên nhiều lĩnh vực: đào tạo, kinh doanh, trao đổi thông tin điện tử, chuyển giao công nghệ... với các Công ty vận tải biển lớn trong khu vực và trên thế giới. Là cảng kết nghĩa với Cảng Trạm Giang (Trung Quốc), Rotterdam (Hà Lan), Genoa (Ý), Cảng Seattle (Mỹ) ....
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hội nhập của cảng cần được khắc phục như: Cơ chế quản lý hiện nay còn tạo ra sức ỳ lớn, chưa nhạy bén. Mô hình tổ chức còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Chi phí sản xuất còn lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao. Chất lượng dịch vụ cảng mặc dù đã được cải thiện, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả; khả năng cạnh tranh của cảng còn thấp.