Quan điểm đổi mới QLNN đối với dịchvụ logistic sở cảng Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng hải phòng (Trang 135 - 137)

Trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, sự phát triển của dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các Bộ, Ngành và đặc biệt là sự tập trung quản lý của lãnh đạo thành phố Hải Phòng điều đó được thể hiện thông qua quan điểm của các cấp lãnh đạo trùng với quan điểm của tác giả trong luận án.

Theo quan điểm trong phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía bắc (nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nêu rõ quan điểm về QLNN đối với sự phát triển của cảng Hải Phòng nói chung và quyết định đến dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng nói riêng (Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) định rõ

- Phát triển cảng hợp lý trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên trong khu vực; Từng bước cải tạo nâng cấp điều kiện khai thác cảng biển, luồng tàu phù hợp nhu cầu, năng lực duy trì, duy tu:

- Phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng theo hướng tiến ra biển để có thể tiếp nhận được những tàu lớn, giảm thiểu khó khăn trở ngại về luồng tàu, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội toàn miền Bắc. Phát triển cảng đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, khu nước, luồng tàu, hệ thống an toàn hàng hải, mạng kỹ thuật và hậu cần sau cảng. Đặc biệt chú trọng đến sự kết nối liên quan giữa cảng biển với giao thông quốc gia kết nối với cảng (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,) và các đầu mối, trung tâm dịch vụ logistics ở khu vực: Phát triển đồng bộ, hài hòa với quy hoạch kinh tế - xã hội địa phương và khu vực: Gắn kết và đáp ứng nhu cầu của các quy hoạch ngành có

liên quan. Tập trung nguồn lực để phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. - Đối với các cảng hiện có, phát triển trên cơ sở tận dụng tối đa và hợp lý hạ tầng cơ sở sẵn có, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác. Đối với các cảng biển đầu tư xây dựng mới, đặc biệt là cảng biển container: Phải phát triển trên cơ sở đầu tư công nghệ bốc xếp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào quản lý khai thác. Phát triển cảng phải kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời đảm bảo về an ninh, quốc phòng. Giảm dần và tiến tới dừng thực hiện các hoạt động chuyển tải khu vực vịnh Hạ Long và khu vực lân cận.

- Xây dựng cảng biển Hải Phòng là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển quan trọng của cả nước và quốc tế, gắn kết cảng Hải Phòng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế. Đầu tư tập trung cho cảng Hải Phòng phát triển thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực.

Công tác QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng đến năm 2020 cần đảm bảo một số quan điểm chủ đạo sau: [8]

(1) Đề ra chiến lược về QLNN đối với dịch vụ logistics cảng Hải Phòng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của cảng Hải Phòng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy và tăng cường chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của cảng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

(2) Ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ logistics cảng biển theo hướng hiện đại, đảm bảo dịch vụ logistics cảng Hải Phòng hội nhập với khu vực và quốc tế.

(3) Các cấp QLNN cần tập trung huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển cảng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics của khu vực. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng hải phòng (Trang 135 - 137)