Phân tích khái quát tình hình tài sản:
Khi phân tích tình hình tài sản, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục tài sản và tổng tài sản.
22
Bảng 2.1 Kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục tài sản của Công ty từ năm 2011 – 2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị %
A. Tài sản ngắn hạn 282.907 302.759 309.081 19.852 7,01 6.342 2,1
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 14.246 65.607 19.618 51.361 360,53 (45.989) (70,1)
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 130.429 141.400 133.804 10.971 8,4 (7.576) (5,36)
1. Phải thu khách hàng 125.995 137.374 131.236 11.379 9,03 (6.138) (4,45)
2. Phải trả trước cho người bán 156 1.110 2.309 954 611,54 1199 108,02
3. Phải thu khác 5.049 5.583 3.692 534 10,58 (1.891) (33,87)
III .Hàng tồn kho 135.187 93.019 153.210 (42.168) (31,2) 60.191 64,7
IV. Tài sản ngắn hạn khác 3.045 2.732 2.449 (313) (10,28) (283) (10,36)
B. Tài sản dài hạn 29.675 31.046 32.400 1.371 4,62 1.354 4.36
I. Tài sản cố định 24.429 26.409 28.867 1.980 8,1 2.458 9,3
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.729 4.230 3.136 (499) (10,55) (1094) (25,86)
III. Tài sản dài hạn khác 517 406 397 (111) (21,47) (9) (2,21)
TỔNG TÀI SẢN 312.582 333.805 341.481 21.223 6,78 7.676 2,299
23
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình tài sản của Công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 21.230 triệu đồng tăng 6,78% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 7.676 triệu đồng, tương ngứ tăng 2,36% so với năm 2012. Năm 2012 là tăng cao nhất, điều này chứng tỏ trong năm 2012 nguồn tài sản của Công ty được bổ sung liên tục để tích trữ đầu tư vào các hạn mục dài hạn cho năm kế tiếp.
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các loại tài sản trong giai đoạn 2011 – 2013
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán )
4.56% 41.73% 43.25% 0.97% 7.82% 1.51% 0.17% Năm 2011 19.65% 42.36% 1.67% 27.87% 0.82% 7.91% 0.12% Năm 2012 5.74% 39.18% 44.87% 0.72% 8.45% 1.93% 0.12% Năm 2013
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các koản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác Tài sản cố định
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
24
Đối với Tài sản ngắn hạn:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng mạnh từ 14.246 triệu đồng (năm 2011) lên 65.607 triệu đồng (năm 2012), hai năm chênh lệch 51.361 triệu đồng (tương ứng 360,53%), nguyên nhân là doCông ty tăng dự trữ tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán ngay lập tức cho các khoản nợ khi đến hạn. Mặt khác dự trữ tiền còn giúp Công ty có cơ hội kiếm lời qua hoạt động đầu cơ. Tuy nhiên việc tích trữ tiền mặt quá nhiều sẽ tăng chi phí lưu giữ, rủi ro mất mát cũng như mất đi cơ hội đầu tư tài chính. Nhưng đến năm 2013 có sự giảm mạnh xuống còn 19.618 triệu đồng, giảm 45.989 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 70,1%, nguyên nhân giảm ở đây có thể là do không thu được tiền từ các khoản phải thu, đồng thời số lượng đơn đặt hàng giảm dẫn đến doanh thu giảm, và các khoản gửi trong ngân hàng giảm.
Các khoản phải thu ngắn hạn:Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 tăng 8,40% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại giảm 5,36% so với năm 2012, và nguyên nhân là do:
Khoản phải thu khách hàng: Khoản phải thu khách hàng năm 2012 tăng 11.379 triệu đồng tương ứng với 9,03% so với năm 2011, nguyên nhân là do Công ty nới lỏng chính sách thu tiền, thu hút được nhiều khách hàng, mặt khác nhiều đơn đặt hàng, nên dẫn đến các khoản phải thu tăng lên. Nhưng đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng giảm 6.138 triệu đồng, tương ứng 4,45% so với năm 2012, mặc dù vẫn giữ những chính sách về nới lỏng chính sách thu tiền, nhưng một số những chính sách khác của Nhà nước về việc hạn chế tiêu thụ thuốc lá đã dẫn đến việc giảm các đơn đặt hàng trong nước cũng như xuất khẩu.
Các khoản trả trước cho người bán: Trả trước cho người bán năm 2012 tăng 611,54% so với năm 2011, tương ứng tăng 954 triệu đồng, và năm 2013 tăng 108,02% so với năm 2012, tương ứng tăng 1199 triệu đồng, do trong năm 2012 và 2013 Công ty có nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao so với năm trước đó, tuy nhiên các khoản nguyên vật liệu này theo từng đơn đặt hàng nên Công ty tăng khoản trả trước để đảm bảo thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên các khoản này tăng cao làm mất đi chi phí cơ hội đầu tư.
Các khoản phải thu khác: Các khoản phải thu khác năm 2012 tăng 10,58% so với năm 2011, tương ứng tăng 534 triệu đồng, và năm 2013 giảm 33,87% so với năm 2012, tương ứng giảm 1.891 triệu đồng.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2012 giảm 31,20% so với năm 2011, tương ứng giảm 42.168 triệu đồng. Trong đó chủ yếu giảm chi phí nguyên vật liệu, thành phẩm. Nguyên vật liệu năm 2012 giảm 23.059 triệu đồng so với năm 2011, thành
25
phẩm giảm 1.860 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do Công ty nhận được nhiều đơn hàng nên sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa và tăng khối lượng bán. Nhưng đến năm 2013 hàng tồn kho tăng 64,7% so với năm 2012, tương ứng tăng 60.191 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do những đơn đặt hàng bị hủy, dẫn đến sản phẩm và thành phẩm tồn kho tăng cao.
Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác năm 2012 tăng 313 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 10,28%, năm 2013 tăng 283 triệu đồng, tương ứng với 10,36%, nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến lớn hơn con số thực tế.
Đối với Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2012 tăng 1.371 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 4,62%, năm 2013 tăng 4,36% so với năm 2013, tương ứng tăng 1.346 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do:
Tài sản cố định: Năm 2012 tăng 8,1% so với năm 2011, tương ứng tăng 1.980 triệu đồng, năm 2013 tăng 9,3% so với năm 2012, tương ứng tăng 2.485 triệu đồng, mà nguyên nhân tăng là do trong năm 2012 và 2013 Công ty đầu tư thêm tài sản cố định máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ bộ phận sản xuất và đầu tư thiết bị quản lý phục vụ bộ phận quản lý. Điều này giúp cho quy trình sản xuất của Công ty được thuận lợi hơn.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2012 giảm 10,55% so với năm 2011, tương ứng giảm 499 triệu đồng. Năm 2013 giảm 25,86% so với năm 2013, tương ứng giảm 1.094 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do Công ty tăng 100% dự phòng, giảm đầu tư tài chính dài hạn, do các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty có khả năng rủi ro cao.
Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác năm 2012 giảm 21,47% so với năm 2011, tương ứng giảm 111 triệu đồng. Năm 2013 giảm 2,21% so với năm 2012, tương ứng giảm 9 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do Công ty giảm toàn bộ chi phí trả trước dài hạn, do năm 2012 và 2013 các khoản chi phí dùng trong sản xuất kinh doanh được sử dụng nhiều kỳ đã được tính hết tại kỳ cuối cùng vào năm 2012 và năm 2013.
Nhận xét: Tổng tài sản qua các năm đều tăng, mặc dù trong nền kinh tế đang bị suy thoái, việc kinh doanh buôn bán của hầu hết các ngành đều gặp khó khăn, nhưng Công ty vẫn duy trì được nguồn tài sản tăng. Tuy là ngành không được khuyến khích tiêu dùng nhưng Công ty vẫn giữ ổn định được tổng nguồn tài sản tăng, bên cạnh một vài chỉ số giảm, nhưng những chỉ số khác tăng bù trừ lại giúp nhìn chung tổng tài sản vẫn tăng.
26
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn:
Khi phân tích tình hình nguồn vốn, doanh nghiệp thực hiện phân tích biến động theo thời gian và biến động kết cấu của từng khoản mục nguồn vốn và của tổng nguồn vốn.
Bảng 2.2 Kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục nguồn vốn của Công ty từ năm 2011 – 2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 2011 2012 2013 Giá trị % Giá trị % A. Nợ phải trả 221.936 238.785 238.719 16.849 7,591 (66) (0,0276) I. Nợ ngắn hạn 221.746 238.785 238.719 17.039 7,684 (66) (0,0276) II. Nợ dài hạn 189.204 189.204 0 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 90.647 95.019 102.761 4.372 4,823 7.742 8,147 TỔNG NGUỒN VỐN 312.582 333.805 341.481 21.223 6,789 7.676 2,299
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán )
Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán )
221,936 238,785 238,719 90,647 95,019 102,761 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
27
Qua bảng phân tích trên ta thấy, nguồn vốn cũng tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 21.293 triệu đồng chiếm 6,78% so với năm 2011. Đến năm 2013 tình hình nguồn vốn cũng tiếp tục tăng 7.866 triệu đồng chiếm 2,36%. Điều này cho thấy nguồn vốn được Ban giám đốc chú trọng đầu tư liên tục, vì nguồn vốn ổn định thì sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nợ ngắn hạn của Công ty cũng tăng qua các năm. Nợ dài hạn của Công ty luôn có tỷ trọng thấp do tính đặc thù của ngành. Sự thay đổi về nguồn vốn là do những nguyên nhân chính sau:
Về nợ phải trả: Năm 2012 tăng 7,591% so với năm 2011, tương ứng tăng 16.849 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 giảm 0,0276%, tương ứng giảm 66 triệu đồng so với năm 2012.
Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 7,684% so với năm 2011, tương ứng tăng 17.039 triệu đồng, năm 2013 giảm 66 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 0,0276%.
Nợ dài hạn: Nợ dài hạn không có sự thay đổi qua các năm.
Về vốn chủ sở hữu: Vốn CSH Công ty năm 2012 tăng 4,823% so với năm 2011 tương ứng tăng 4.372 triệu đồng so với năm 2011, và năm 2013 tăng 8,147% so với năm 2012, tương ứng tăng 7.742 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do năm 2012 và năm