Mặt trận Dân tôc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Một phần của tài liệu 79 câu hỏi và gợi ý trả lời về môn học tư tưởng hồ chí minh (Trang 116 - 132)

đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Câu 52: Hiểu như thế nào về câu nói của Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”?

Gợi ý trả lời:

- Theo Hồ Chí Minh, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững, vì “đoàn kết là sức mạnh”, “đoàn kết là thắng lợi”. Bởi vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, có ý nghĩa sống còn, nó quyết định thành bại của cách mạng. Giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng rãi với tất cả các lực lượng, các quốc gia trên thế giới, tôn trọng và ủng hộ độc lập chủ quyền của Việt Nam. Trong khuôn khổ dân tộc. Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối. Với lực lượng đoàn kết của toàn dân thì không một sức mạnh nào có thể

chiến thắng nổi. Hồ Chí Minh khẳng định “Dân khi mạnh, thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi, “chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng của dân tộc”.

- Trong thời đại mới, theo Hồ Chí Minh kẻ thù của cách mạng mang tính quốc tế. Nếu cách mạng mỗi nước là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới thì lực lượng cách mạng không thể chỉ bó hẹp là lực lượng của dân tộc trong một nước: Thời đại mới cách mạng muốn thành công phải có lực lượng cách mạng ở trong nước, đồng thời phải có lực lượng của cách mạng to lớn của quốc tế đồng tình ủng hộ. Song cách mạng trước hết phải được diễn ra ở phạm vi quốc gia dân tộc nhất định. Do vậy, Hồ Chí Minh chỉ ra xây dựng lực lượng trong nước có ý nghĩa quyết định để “tự ta giải phóng cho ta” cũng như trong xây dựng xã hội mới thì “sự giúp đỡ của các nước là quan trọng nhưng ta phải tự lực cánh sinh là chính”.

- Để thực hiện đại đoàn kết, tạo ra lực lượng to lớn của cách mạng, một điều rất căn bản phải làm được là biết phân biệt rõ bạn và thù. Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở những người cách mạng: “Chủ nghĩa Mác - Lênin dạy chúng ta rằng muốn làm cách mạng thắng lợi phải phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải làm cho tăng bầu bạn, bớt kẻ thù”. Nghiên cứu và tổng kết thực tiễn Hồ Chí Minh đi đến kết luận: thực dân Pháp và bọn tay sai là kẻ thù của nhân dân lao động Pháp và nhân dân Việt Nam. Còn nhân dân Việt Nam cùng nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động Pháp là anh em, giữa họ “sẽ là những mối quan hệ đoàn kết và liên minh”. Với nhận thức đúng đắn đó, Hồ Chí Minh đã xác định trong cộng đồng người Việt Nam chỉ có một số ít cố tình phản bội lợi ích dân tộc, cam tâm làm tay sai cho giặc, cùng bọn phát xít Nhật, bọn thực dân Pháp hiếu chiến, bọn đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam là kẻ thù của nhân dân và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ tất cả những người Việt Nam yêu nước, nhân dân Nhật, Pháp, Mỹ yêu hoà bình, tự do, phản đối cuộc chiến của Chính phủ nước họ tiến hành ở Việt Nam là bạn bè, là lực lượng cần đoàn kết liên minh. Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế

với cách mạng Việt Nam, trong buổi nói chuyện với Đại sứ nước ta tại Liên Xô năm 1961, Hồ Chí Minh nói: “Có sức mạnh cả nước một lòng... lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng. Đi theo tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Cách mạng Việt Nam ngày càng được nhiều lực lượng trên thế giới đồng tình ủng hộ. Hồ Chí Minh từng khẳng định, nhờ lực lượng đó, Cách mạng Tháng Tám đã thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi và đế quốc Mỹ cùng tay sai nhất định sẽ thất bại, Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ hoà bình, độc lập, thống nhất và giàu mạnh.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa đại đoàn kết và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được Hồ Chí Minh đã khái quát thành luận điểm có tính chất chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết: Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Câu 53: Vì sao Hồ Chí Minh nêu lên sự cần thiết xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế?

Gợi ý trả lời:

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù.

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do, ý thức tự lực tự cường.

Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đề cao sức mạnh của truyền thống dân tộc:

“Xét trong lịch sử Việt Nam,

Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng. Nhiều phen đánh bắc, dẹp đông.

Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên”.

Người đặc biệt đề cao sức mạnh của lòng yêu nước. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Mặc dù đánh giá rất cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng một câu hỏi lớn vẫn đặt ra trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh tại sao các cuộc vận động cứu nước, giải phóng dân tộc từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX vẫn cứ lần lượt thất bại.

Chưa thể có ngay lời giải đáp cho một câu hỏi lớn nhưng Người cũng đã thấy rõ không thể đánh thắng kẻ thù mới bằng con đường cũ trong một thế giới đã có nhiều thay đổi. Người quyết định phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác... Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.

- Ra đi tìm đường cứu nước trong tư cách người lao động, hoà mình trong môi trường hoạt động của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh luôn chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong cái trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các trào lưu đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công và thành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.

- Cùng với quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quan hệ với tình hình quốc tế; tư tưởng đoàn kết quốc tế được Hồ Chí Minh phát triển ngày càng đầy đủ, rõ ràng cụ thể thêm.

- Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù.

Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn. Đó là đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước tư bản chủ nghĩa, đoàn kết với nước Nga Xôviết, với Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia...

Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, thực hiện đoàn kết quốc tế không phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quốc tế, và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng của thời đại. Thời đại Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người: Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi đặt mối quan hệ giữa đại đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế đấu tranh cho mục tiêu chung: hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hoà bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc... giữ

gìn hòa bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta... Đó là lập trường quốc tế cách mạng.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập kỷ qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt.

Câu 54: Trình bày nội dung các lực lượng cần đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gợi ý trả lời:

a. Lực lượng đoàn kết

Các lực lượng cần tập hợp, tranh thủ thực hiện đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là tập trung chủ yếu vào ba lực lượng đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.

- Đối với phong trào cộng sản công nhân quốc tế là lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh cho rằng sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế là lực lượng mạnh mẽ ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đó là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là Liên Xô, và sau này là các nước xã hội chủ nghĩa, là Quốc tế thứ ba và Cục Thông tin quốc tế. Từ đó Người đã dành nhiều thời gian và tâm lực phấn đấu không biết mệt mỏi cho việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, giai cấp vô sản muốn chiến thắng chủ nghĩa tư bản cũng phải đoàn kết thành một lực lượng quốc tế. Chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đồng tình ủng hộ sự chi viện lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác của các đảng cộng sản và công nhân thế giới.

- Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc tạo sự biệt lập đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc... nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Chính vì vậy, Người đã kiến nghị Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản:

- Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ tự do và công lý. Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết.

Trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn với sự thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hoà bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam giành được độc lập, thay mặt Chính phủ, Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hoà bình”. “Thái độ nước Việt Nam với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”. Bên cạnh chính sách ngoại giao mang tính nhà nước, Hồ Chí Minh còn đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, cho đại diện các tổ chức của

nhân dân Việt Nam, tiếp xúc, hợp tác với các tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá của nhân dân thế giới, của nhân dân Á, Phi... Xây dựng các quan hệ hữu nghị đoàn kết với các lực lượng tiến bộ thế giới.

Kết quả của chính sách ngoại giao, hoà bình hữu nghị của Hồ Chí Minh là cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã giành được sự ủng hộ rộng rãi và lớn lao của các tổ chức quần chúng các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay.

b. Hình thức đoàn kết quốc tế

Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về thành lập “Mặt trận thống

Một phần của tài liệu 79 câu hỏi và gợi ý trả lời về môn học tư tưởng hồ chí minh (Trang 116 - 132)