Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niệm DÂN, NHÂN DÂN có biên độ rất rộng lớn, Người đã đề

Một phần của tài liệu 79 câu hỏi và gợi ý trả lời về môn học tư tưởng hồ chí minh (Trang 109 - 114)

Minh, các khái niệm DÂN, NHÂN DÂN có biên độ rất rộng lớn, Người đã đề cập khái niệm này một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, thu phục lòng người. Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “mỗi một người con Rồng cháu Tiên” không phân biệt dân tộc thiểu số, hay đa số, người tín ngưỡng hay người không tin ngưỡng”, “không

phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, qúi tiện”, Như vậy, dân, nhân dân được hiểu với tư cách vừa là một tập hợp đông đảo quần chùng, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân.

- Nói đến đại đoàn kết dân tộc, cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nêu rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài...Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc. Ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phục sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Từ “Ta” ở đây là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.

Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung - thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tính thần đoàn kết rộng rãi như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc, tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.

b.Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.

Muốn thực hiện được khối đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam... Truyền thống đó là cội

nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu... Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài, nhưng cả năm ngón đều thuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

Hồ Chí Minh cho rằng, “Trong mấy triệu người cũng có người thế này người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.

Lòng khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm đường lạc lối, nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến khoét sâu cách biệt. Thậm chí đối với những người trước đây đã chống chúng ta, nhưng nay không chống nữa, khối đại đoàn kết dân tộc vẫn mở rộng cửa tiếp đón họ. Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những

người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ...”. Người tha thiết kêu gọi tất cả những ai có lòng yêu nước, không phân biệt tầng lớp , tín ngưỡng , chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào,... hãy cùng nhau đoàn kết vì nước vì dân. Để thực hiện được đoàn kết, cần xoá bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân.

Để thực hiện đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân” đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý macxít “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

- Theo Hồ Chí Minh, DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận. Trong bài “Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên Việt toàn quốc, tháng 01 năm 1955, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.

Câu 50: Trình bày hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Gợi ý trả lời:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. Toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng

đắn. Nếu không được như vậy, thì quần chúng nhân dân dù có đông tới hàng triệu, hằng trăm triệu con người cũng chỉ là một số đông, không có sức mạnh. Thất bại của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi Đảng ta ra đời đã chứng minh rất rõ điều này.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Chính vì vậy trong hoạt động, lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới từng lứa tuổi, từng tôn giáo, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó là hội ái hữu, hội tương trợ, công hội, nông hội, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đội thiếu niên nhi đồng, hội phụ lão, hội Phật giáo cửu quốc. Công giáo yêu nước hay những nghiệp đoàn... Trong đó bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất.

Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn bao trùm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc Việt Nam, đều được coi là thành viên của Mặt trận.

Tuỳ theo từng thời kỳ, hoàn cảnh lịch sử, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những nét khác nhau, tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất theo đó cũng có thể có những nét khác nhau: Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936). Mặt trận nhân dân phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1951), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955 - 1976). Song thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ

chức và các cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Câu 51: Nêu những nguyên tắc cơ bản xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Gợi ý trả lời:

Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất:

Một phần của tài liệu 79 câu hỏi và gợi ý trả lời về môn học tư tưởng hồ chí minh (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)