0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Hồ Chí Minh toàn tập T tr 604.

Một phần của tài liệu 79 CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI VỀ MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 107 -109 )

trận dân tộc thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc vì những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm “mẫu số chung” cho sự đoàn kết.

Câu 48: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc?

Gợi ý trả lời:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chi thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân, sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc mà còn coi đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc.

Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng.

Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3 tháng 3 năm 1951; Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng, vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng, phải thấm nhuần lời dạy “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng. Bởi cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng. Đảng phải cụ thể hoá thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách

mạng, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc.

Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: “Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích của tuyên truyền, huấn luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Câu 49: Trình bày nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh?

Gợi ý trả lời:

Một phần của tài liệu 79 CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI VỀ MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 107 -109 )

×