0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Henvexiuýt (75 77) Đại biểu xuất sắc của CNDV và thần học pháp hồi thế kỷ X

Một phần của tài liệu 79 CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI VỀ MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 40 -46 )

Nếu như C.Mác và Ph.Ăngghen bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và C.Mác, V.I.Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Nếu như C.Mác và Ph.Ăngghen đáp ứng nhu cầu tư tưởng lý luận chống chủ nghĩa tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh. Lênin đáp ứng nhu cầu tư tưởng lý luận chống chủ nghĩa tư bản thời kỳ độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu tư tưởng và lý luận đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh là về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Giành độc lập dân tộc để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người cũng có những nhận thức sâu sắc và độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trong đó có cả các vấn đề về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, về hoà bình, hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc... có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế ngày nay.

b). Tư tưởng Hồ Chí Minh tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra chiến lược sách lược, phương pháp cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa, giải quyết đúng đắn vấn đề “làm cách nào để giải phóng các dân tộc thuộc địa” Hồ Chí Minh đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức và để chiến

thắng chủ nghĩa đế quốc cần phải thực hiện “đại đoàn kết”, “đại hoà hợp” đây là một đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh.

- Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn thể hiện ở chỗ Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm thời đại. Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản. Người cương quyết bảo vệ và phát triển quan điểm của V.I. Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng vô sản.

Từ việc nắm bắt xu thế phát triển của thời đại, Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Rồi chính từ kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tổng kết, khẳng định “trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yên nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”...

Những tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại.

c). Tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả

Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, người thầy thiên tài của cách mạnh Việt Nam, một nhà mác xít - Lêninnít lối lạc, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tư tưởng Hồ Chí Minh đã cổ vũ, chỉ đường cho các

dân tộc thuộc địa châu Á, châu Phi, đứng dậy đầu tranh giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến giành độc lập tự do.

Trong lòng nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt. Bạn bè năm châu khâm phục và coi Hồ Chí Minh là “lãnh tụ của thế giới thứ ba”

Câu 19: Tổ chức UNESCO đánh giá về Hồ Chí Minh như thế nào?

Gợi ý trả lời:

- UNESCO là Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá Liên hợp quốc. Tại khoá họp lần thứ 18, UNESCO đã thông qua Quyết định số 18c 4351 “Về việc tổ chức kỷ niệm những vĩ nhân và những sự kiện đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”. Về ý nghĩa của những hoạt động này. Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Xét thấy việc tổ chức kỷ niệm trên quy mô quốc tế những nhà trí thức và danh nhân văn hoá sẽ góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu của UNESCO và vào sự hiểu biết trên thế giới”.

Những chủ trương và hoạt động của UNESCO theo phương hướng nêu trên được nhân dân thế giới hưởng ứng, ủng hộ. Trung thành với lý tưởng của mình, đến khoá họp lần thứ 24 ngày 16 tháng 4 năm 1987, 21 danh nhân văn hoá thế giới đã được UNESCO suy tôn và thế giới tổ chức kỷ niệm.

Khi UNESCO bàn về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì tất cả từ Uỷ ban I. Uỷ ban về các vấn đề chính trị thuộc UNESCO, đến phiên họp toàn thể của Đại hội đồng đã hoàn toàn nhất trí thông qua nghị quyết với những nội dung chính:

1. Về đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nghị quyết viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

2. Những cống hiến tích cực, phong phú của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hoá được Nghị quyết chỉ rõ: “Sự đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

3. Từ những cống hiến đặc biệt nổi bật nêu trên, khoá họp lần thứ 24 quyết định:

- Năm 1990 sẽ được đánh dấu bằng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất.

- Khuyến nghị các quốc gia thành viên UNESCO kết hợp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức những hoạt động đa dạng để kỷ niệm Người, để làm cho mọi người hiểu được tầm vóc to lớn những tư tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đối với công cuộc giải phóng dân tộc.

- Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO tiến hành những bước phù hợp để kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và giúp đỡ các hoạt động tưởng niệm chung được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là diễn ra ở Việt Nam.

Như vậy, thông qua UNESCO nhân loại đã ghi nhận Hồ Chí Minh vừa là một anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là nhà văn hoá kiệt xuất.

Tiến sĩ M. Amét - Tổng giám đốc UNESCO cho rằng: “Hồ Chí Minh thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hoá vào một nền văn hoá Việt Nam duy nhất. Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sắc thái và tôn trọng những đặc điểm văn hoá khác nhau. Hồ Chí Minh được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân loại bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho

những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.

Câu 20: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là gì?

Gợi ý trả lời:

- Dân tộc là một vấn để rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.

- C.Mác, Ph.Ăngghen đã nêu ra các quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết những vấn đề về nguồn gốc bản chất của vấn đề dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và đảng của nó với vấn đề dân tộc.

- Trên cơ sở các quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, Lênin đã phát triển lên thành một hệ thống lý luận toàn diện, sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng Cộng sản kiểu mới về vấn đề dân tộc.

- Theo quan điểm Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là những hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa.

Hồ Chí Minh tiếp cận tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, nhưng vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập ở đây không phải là vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực

dân, xoá bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập.

Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa, Công cuộc khai hoá giết người... tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hoá văn minh” của chúng. Người viết: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng”1.

Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác. V.I.Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập.

Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng con đường phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.

Một phần của tài liệu 79 CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI VỀ MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 40 -46 )

×