ĐIỀU PHỐI LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC QUY TRÌNH GIỮA CÁC DOANH

Một phần của tài liệu nghiên cứu về workflow trong tích hợp các quy trình nghiệp vụ (Trang 34 - 38)

DOANH NGHIỆP

Trong thị trường kinh doanh ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp muốn hợp tác với các doanh nghiệp khác để đưa các dịch vụ, sản phẩm đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo chất lượng. Việc cộng tác này khá phức tạp và bất kỳ sự cố xảy ra trong sự cộng tác có thể có ảnh hưởng ngay lập tức đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, sự cộng tác này nên được tổ chức, thiết kế thật cẩn thận. Trong điều phối luồng công việc trong doanh nghiệp, chúng ta đã tìm hiểu làm thế nào để thực hiện sự tương tác giữa các hoạt động của một quy trình nghiệp vụ đưa ra trong điều phối trongdoanh nghiệp. Sự tương tác đó không chỉ tồn tại trong các hoạt động mà còn giữa các hoạt động của các quy trình điều phối trong nếu chúng tham gia vào sự cộng tác giữa các doanh nghiệp. Để thực hiện sự cộng tác thì các quy trình điều phối trong phải tương tác với nhau được gọi là quy trình cộng tác bằng cách gửi và nhận thông điệp. Để điều phối luồng công việc giữa các thông điệp trao đổi thì điều phối ngoài ra đời nhằm mục đích mô tả sự tương tác, chia sẻ giữa các đối tác doanh nghiệp tham gia

2.3.1 Định nghĩa

Điều phối ngoài mô tả tương tác ngang hàng, các tương tác này có thể quan sát được từ bên ngoài và tồn tại giữa các dịch vụ, chúng có vai trò trung tâm trong việc bảo đảm khả năng tương tác giữa các quy trình điều phối trong [12]. Hướng giải quyết là làm sao để các hoạt động tương tác giữa các doanh nghiệp này không cần phải có sự thoả thuận của tất cả các đối tác. Thay vào đó chúng ta sử dụng các chuẩn kỹ thuật mở rộng đáp ứng cho sự hợp tác để các doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường dễ dàng hơn. Đó chính là sự điều phối luồng công việc vào các quy trình doanh nghiệp. Điều phối ngoài xác định chuỗi tương tác giữa các đối tác [17]. Dựa vào các khái niệm đó chúng tôi đưa ra định nghĩa sau:

Điều phối luồng công việc giữa các doanh nghiệp (điều phối ngoài ) là quy trình định nghĩa bởi các giao thức trao đổi thông điệp giữa các đối tác doanh nghiệp tham gia, nó có vai trò trung tâm trong việc bảo đảm khả năng tương tác giữa các quy trình điều phối luồng công việc trong doanh nghiệp”.

Mỗi bước trong điều phối ngoài bao gồm hai hoặc nhiều đối tác (các bước đó gọi là các bước hoạt động (Choreography activities)

Hình 2.11. Quy trình của điều phối luồng công việc giữa các doanh nghiệp

Hình 2.11 là quy trình nghiệp vụ tích hợp giữa hai đối tác người mua và người bán, giữa hai đối tác này có các quy trình nghiệp vụ riêng. Người mua đưa ra

Yêu cầu báo giá cho người bán và người bán xử lý yêu cầu thông qua các trao đổi thông điệp được kí hiệu là số 1. Và các kí hiệu 2, 3, 4, 5 là các thông điệp khác được trao đổi giữa hai đối tác người muangười bán. Các trao đổi thông điệp này chính là các quy trình của điều phối luồng công việc giữa các doanh nghiệp. Các trao đổi thông điệp, điều phối trong, điều phối ngoài được chỉ rõ ở hình 2.12

1 2 3

Hình 2.12. Mô tả sự trao đổi thông điệp giữa các đối tác

Quan sát hình 2.13, các nhà phân tích doanh nghiệp của hai doanh nghiệp A, B đồng ý thỏa thuận, phối hợp thống nhất tương tác các dịch vụ theo một trật tự và đưa ra các quy tắc ràng buộc. Hai doanh nghiệp A, B mong muốn trao đổi, tích hợp các ứng dụng hợp tác với nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ WS-CDL để mô tả. Hai doanh nghiệp A, B này có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau và các công cụ hỗ trợ khác nhau. Doanh nghiệp A sử dụng ngôn ngữ BPEL4WS (ngôn ngữ thực thi quy trình nghiệp vụ của dịch vụ web), doanh nghiệp B sử dụng Java nhưng chúng điều có thể tham gia chung vào điều phối ngoài, đồng thời vẫn giữ lại một số hoạt động riêng của doanh nghiệp mình. Ta có thể nói rằng để các doanh nghiệp cộng tác với nhau thì phải có một ngữ chung để giao tiếp. Nhưng trong nội tại doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng riêng ngôn ngữ của doanh nghiệp mình.

Hình 2.13. Điều phối ngoài giữa hai doanh nghiệp A và B

Một phần của tài liệu nghiên cứu về workflow trong tích hợp các quy trình nghiệp vụ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w