So sánh kết quả của hai phương pháp tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp tính toán hợp lý kết cấu cổng trục dựa trên thành tựu của công nghệ thông tin (Trang 117 - 121)

Qua bảng 3.8 và bảng 3.9, bảng so sánh kết quả tính toán dầm chính bằng 2 phương pháp của, ta thấy kết quả tính của SolidWorks so với kết quả tính của phương pháp truyền thống:

- Kích thước tiết diện của một số phần tử nhỏ hơn.

Trang 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Trong tính toán kết cấu cổng trục, việc sử dụng phần mềm SolidWorks thay cho phương pháp tính truyền thống có nhiều thuận lợi và vượt trội về mọi mặt, thể hiện:

- Phần mềm SolidWorks có khả năng hỗ trợ người thiết kế và cho kết quả nhanh ở các công đoạn sau:

+ Tính toán nội lực của từng bộ phận hay toàn bộ kết cấu cổng trục một cách đầy đủ. Điều này cho thấy phần mềm SolidWorks có khả năng thực hiện theo sơ đồ kết cấu chung và sơ đồ kết cấu riêng.

+ Tối ưu hóa bất kỳ một chi tiết, một bộ phận hay toàn bộ kết cấu cổng trục.

+ Tính trọng lượng và các đặc trưng tiết diện của một chi tiết, một bộ phận hay toàn bộ kết cấu.

- Phần mềm SolidWorks có khả năng mô phỏng hoàn chỉnh một kết cấu thép cổng trục và đặt tải trọng hợp lý hơn. Như vậy, kết cấu đưa vào tính nội lực gần với thực tế nhất.

- Phần mềm SolidWorks có thể thay thế tải trọng phân bố đều lên kết cấu gây ra bởi trọng lượng bản thân dầm chính (theo phương pháp tính truyền thống) bằng tải trọng của toàn bộ kết cấu bởi lực trọng trường một cách chính xác theo thực tế, vì vậy kết quả sẽ chính xác hơn sử dụng tải trọng phân bố đều.

Vậy ứng dụng phần mềm SolidWorks hỗ trợ người thiết kế giảm nhẹ các khâu tính toán, cho kết quả chính xác hơn cũng như phạm vi xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu cổng trục, giảm chi phí nghiên cứu thực tiễn, tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu.

2. Khuyến nghị:

Nhằm mở rộng và nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin vào tính toán kết cấu cổng trục, chúng ta cần nghiên cứu bổ sung một số vấn đề sau:

- Sử dụng những phần mềm tin học chuyên dụng khác như: Excel, Access, Matlab, Visual Basic…để tính sơ bộ kích thước bao của các bộ phận cổng trục và tính ngoại lực tác động lên kết cấu để định hướng cho việc tính toán chính xác bằng phần mềm SolidWorks.

Trang 103 - Sau khi hoàn thành tính toán kết cấu cổng trục, với mô hình kết cấu đã được xây dựng, ta có thể sử dụng phần mềm SolidWorks để thực hiện các loại bản vẽ thiết kế chế tạo và SolidWorks có khả năng liên kết trực tiếp với phần mềm Excel để hỗ trợ tính giá thành.

- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm SolidWorks để phân tích tính toán những dạng kết cấu máy trục khác, hoặc những máy công nghiệp khác nhau trong thiết kế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Văn Chiến (2005), Động lực học máy trục, NXB Hải Phòng.

2. TS. Nguyễn Đăng Cường, TS. Lê Công Thành, KS. Bùi Văn Xuyên, KS. Trần Đình Hòa (2001), Máy Nâng Chuyển Và Thiết Bị Cửa Van,NXB Hà Nội.

3. ThS. Tô Quang Dụng, Thuyết minh tính kết cấu thép bán cổng trục hai dầm Q =

5t và cổng trục hai dầm Q = 10t, H = 3,79 m, L = 6,494m, Công ty cổ phần Xây

dựng và Phát triển Cơ sở hạ tầng, Nhà máy Chế tạo Kết cấu thép Tiền chế.

4. Huỳnh Văn Hoàng, Đào Trọng Thường (1975), Tính toán máy trục, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. PGS, TS. Phạm Văn Hội (2006), Kết cấu thép cấu kiện cơ bản, NXB Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa (1996), Kết cấu thép máy xây dựng – xây dựng, Trường ĐHGTVT, Hà Nội.

7. Công ty MICAD dịch và phát hành (2010), SolidWorks Essentials 2010, NXB

Thời đại.

8. TS.Quách Hoài Nam (2004), Hướng dẫn sử dụng phần mềm phần tử hữu hạn RDM6, Trường Đại Học Thủy Sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nguyễn Hữu Quảng, Phạm Văn Giám, Kết cấu kim loại máy trục, Trường Đại học Hàng Hải.

10. TCVN 2737:1995 (1996), Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng Hà Nội.

11. TCVN 4244:2005 (2006), Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật, Hà Nội.

12. TCXDVN 338:2005 (2005), Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây Dựng,

Hà Nội.

13. TS.Trần Gia Thái (2010), Tính độ bền kết cấu thân tàu bằng phương pháp phần tử hữu hạn, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

14. ThS.Hồng Tiến Thắng (2010), Hướng dẫn sử dụng SAP2000 V12, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.

15. TS. Trương Quốc Thành, TS. Phạm Quang Dũng (2002), Máy và thiết bị nâng,

16. Dassault Systèmes (1995-2013), SolidWorks Web Help 2010, Địa chỉ website: http://help.SolidWorks.com/.

17. Nguyễn Hùng (2009), Ship vibration, Australian Maritime College/University of Tasmania.

18. Yves DEBARD (2009), RDM sur Internet, Institut Universitaire de Technologie

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp tính toán hợp lý kết cấu cổng trục dựa trên thành tựu của công nghệ thông tin (Trang 117 - 121)