Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đảm bảo chất lượng cho luồng âm thanh trực tuyến (Trang 80 - 82)

Ưu điểm:

Thực nghiệm đã trình bày một cách cơ bản về mô hình Client – Server WebAudio chia sẻ nhạc và cách thức truyền nhận của luồng âm thanh áp dụng giao thức điều khiển luồng thời gian thực RTSP(Real-time Streams Protocol). Giao thức truyền luồng RTP/UDP. Giao thức báo hiệu RTCP. Thực nghiệm cũng đưa ra được cách thức làm việc của các gói tin, phân tích các thông số về chất lượng dịch vụ như biến thiên trễ, độ mất gói….

Nhược điểm

Vì thực nghiệm chỉ làm trên hai máy tính kết nối mạng Lan. Vì vậy, thực nghiệm chưa đưa ra được hết các tình huống khác nhau cũng như các kết quả các kết quả của bài toán đặt ra. Do hai máy kết nối mạng đường truyền tốt lên khả năng mô tả về mất gói, độ trễ, truyền lại… rất hạn chế.

Thực nghiệm cũng chỉ mô tả một trường hợp nhỏ của cách thức đảm bảo luồng âm thanh trực tuyến

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Thanh Giang, tôi đã hoàn thành luận văn “ Đảm bảo chất lƣợng của luồng âm thanh trực tuyến”.

Trong luận văn, tôi đã tìm hiểu và giới thiệu khái quát về chất lượng dịch vụ trong việc triển khai dịch vụ luồng âm thanh trực tuyến. Một số vấn đề cốt lõi của chất lượng dịch vụ QoS áp dụng đối với luồng âm thanh trực tuyến. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng luồng âm thanh. Các giao thức được áp dụng truyền tải đang được sử dụng trong việc thiết lập truyền âm thanh. Đưa ra các đánh giá về từng giao thức để có mô hình cụ thể cho truyền luồng âm thanh thời gian thực.

Luận văn đi sâu phân tích hai lớp dịch vụ mạng ảnh hưởng tới QoS của luồng âm thanh trực tuyến đó là lớp ứng dụng và lớp mạng. Trong lớp ứng dụng phân tích một vài cơ chế thực thi để đạt được các dịch vụ, ứng dụng chất lượng cao của luồng âm thanh thời gian thực. Trong phần QoS lớp mạng, tiến hành khảo sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đánh giá các cơ chế khác nhau lớp mạng để đạt được các mức QoS của mạng hoặc phân biệt các lớp QoS trong Internet. Đi sâu vào nghiên cứu các mô hình triển khai các ứng dụng luồng âm thanh thời gian thực từ đó rút ra được các ưu – nhược điểm của từng mô hình.

Luận văn cũng mô phỏng giao thức luồng thời gian thực RTSP với một bài toán đơn giản Client – Server WebAudio. Tiến hành bắt và phân tích gói tin bằng phần mềm Wireshark để thấy được cách làm việc cũng như hoạt động của giao thức thời gian thực.

“Đảm bảo chất lượng của luồng âm thanh trực tuyến” là một đề tài rất rộng. Trong khuôn khổ của luận văn chưa bao quát được hết tất cả các vấn đề đặt ra. Để có được cái nhìn tổng quan đầy đủ về giải pháp, mô hình và ứng dụng QoS cho luồng âm thanh trực tuyến còn nhiều vấn đề nghiên cứu như:

- Hệ thống mạng bao gồm mô tả từ lớp ứng dụng đến lớp vật lý, hệ thống truyền tải mạng lõi.

- Các công nghệ mạng đáp ứng các mô hình truyền luồng thời gian thực. - Các kỹ thuật nhằm đảm bảo QoS và giám sát chất lượng dịch vụ mạng. Trên đây là các hướng nghiên cứu mà tôi hi vọng sẽ có điều kiện tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

Tuy đã cố gắng hoàn thành luận văn nhưng tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Hồng Sơn, “Kỹ thuật điện thoại qua IP và Internet”, Nhà xuất bản lao động Hà Nội.

[2] Vũ Văn Lợi, Nguyễn Văn Vỵ, “ Về đảm bảo chất lượng dịch vụ trên Internet”.

Tiếng Anh

[3] P. Almquist. Type of Service in the Internet Protocol Suite. In RFC 1349, July 1992

[4] R. Braden, D. Clark and S. Shenker, “Integrated Services in the Internet Architecture: an Overview” RFC1633, June 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ [5] A. Coleman et al. Subjective Performance Evaluation of the REP-LTP Codec for the Pan-European Cellular Digital Mobile Radio System. In in Proc. ICASSP, pages 1075–1079, 1989.

[6] P. Ferguson and G. Huston. Qualtiy of Service. In Wiley Computer Publishing, 1998.

[7]ITU G.114. One-Way Transmission Time, ITU-T Recommendation G.114, February 1996.

[8] J. Postel. Internet Protocol. In RFC 791, DARPA, September 1981.

[9]N. S. Jayant. Effects of packet loss on waveform coded speech. In in Proc. Of the 5th Data Communications Symposium, pages 275–280, Atlant, Ga. 1980.

.Web Site

[10] http://datatracker.ietf.org/doc/rfc2475/, 12/1998. [11]http://www.ietf.org/rfc/rfc2212.txt, September 1997. [12]http://tools.ietf.org/html/rfc2326,1998.

Một phần của tài liệu Đảm bảo chất lượng cho luồng âm thanh trực tuyến (Trang 80 - 82)