Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Định nghĩa một số lượng nhỏ các lớp dịch vụ hay mức ưu tiên. Một lớp dịch vụ có thể liên quan đến đặc tính lưu lượng: Băng tần Min – Max, thời gian kéo dài Burst, kích cỡ Burst.
Phân loại và đánh dấu các gói riêng biệt tại biên của mạng vào các lớp dịch vụ trong mạng.
Các thiết bị chuyển mạch, Router trong mạng lõi sẽ phục vụ các gói theo nội dụng của các bít đã được đánh dấu trong đầu của gói tin.
a. Lợi thế của DiffServ so với IntServ.
Không yêu cầu báo hiện cho từng luồng và bắt tay khi thiết lập luồng nên không bị mất băng thông cho phần báo hiệu.
Dịch vụ ưu tiên có thể áp dụng cho một số luồng riêng biệt cùng một lớp dịch vụ. Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng phân phối một số mức dịch vụ khác nhau cho các khách hàng có nhu cầu.
Không yêu cầu thay đổi tại các máy chủ hay các ứng dụng để hỗ trợ dịch vụ ưu tiên. Đây là nhiệm vụ của thiết bị biên.
Hỗ trợ rất tốt dịch vụ mạng riêng ảo VPN.
Mô hình DiffServ thực hiện quản lý tài nguyên hiệu quả do không dành riêng tài nguyên cho một dịch vụ nào. Các dịch vụ phân chia theo độ ưu tiên.
b. Nguyên lý hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của DiffServ có thể diễn tả như sau: Đầu tiên các gói tin được phân loại ra thành nhiều nhóm ưu tiên từ thấp đến cao tùy theo đặc điểm của từng dịch vụ, thiết bị sẽ tiến hành cung cấp tài nguyên theo từng nhóm, nhóm nào có thứ tự cao hơn thì sẽ được cung cấp quyền được sử dụng tài nguyên ưu tiên hơn, tài nguyên sẽ được các nhóm thấp hơn dùng nếu nhóm trên không sử dụng nữa. Tất cả các quá trình này sẽ được thực hiện riêng lẻ trên từng thiết bị.
Khi bắt đầu đi vào mạng DiffServ mà trực tiếp là tại bộ định tuyến biên, gói IP sẽ được phân loại. Bộ định tuyến biên thực hiện việc phân loại bằng cách kiểm tra mã DSCP (DiffServ Code Point) chứa chủng loại dịch vụ nằm trong phần đầu gói cùng với một số dữ liệu khác liên quan đến luồng vi mô của gói IP: địa chỉ đầu gửi, địa chỉ đầu nhận. Sau khi chủng loại của gói IP được xác định, bộ định tuyến biên sẽ áp dụng một số giải pháp điều chỉnh tiếp theo cho gói nếu cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình2.2.4.1a: Mô hình tổng quát của DiffServ
Lý do là gói IP cần phải tuân theo những tính chất đã được định nghĩa trước cho chủng loại của nó. Tùy thuộc vào mức độ tuân thủ cụ thể của gói IP và mức độ chặt chẽ của DiffServ, giải pháp được bộ định tuyến biên sử dụng có thể là đánh dầu gói, điều chỉnh gói bao gồm: loại bỏ gói, hoặc làm trễ gói một thời gian nhất. Những tác động liên quan này mang mục đích nắn lại tính chất của luồng lưu lượng cho phù hợp với những tính chất đã được định nghĩa trước.
Tại bộ định tuyến lõi, gói IP sẽ được xử lý trên cơ sở duy nhất là chủng loại của nó. Bộ định tuyến lõi chỉ có nhiệm vụ kiểm tra chủng loại của gói IP và đơn giản chuyển tiếp gói IP theo cách chủng loại đó được nhận, bao gồm định tuyến cho gói, hoặc xếp gói vào bộ đệm thích hợp nếu cần thiết.
c. Giải pháp QoS theo mô hình DiffServ
Giải pháp QoS theo mô hình DiffServ được thực hiện qua những bước sau:
Đánh dấu và phân loại gói tin: Đầu tiên các gói tin sẽ được đánh dấu để phân biệt, sau đó được sắp xếp vào các lớp phù hợp.
Quản lý tắc nghẽn: Cơ chế quản lý tắc nghẽn được thực hiện trên các giao diện của thiết bị mạng. Khi gói tin đến các giao diện này, các gói tin sẽ được phân chia theo từng hàng đợi có mức độ ưu tiên khác nhau.
Tránh tắc nghẽn: Cơ chế loại bỏ gói tin trước khi nó có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn.
Đặt ngƣỡng: Cơ chế đặt ngưỡng trên, ngưỡng dưới cho băng thông, cụ thể là băng thông sẽ được đảm bảo một ngưỡng dưới tối thiểu và khi lớn hơn ngưỡng trên thì gói tin có thể bị loại bỏ hay đưa vào hàng đợi.
Nén Header: Header chiếm phần lớn trong một gói tin nhưng không mang thông tin thật sự, cơ chế nén header sẽ giúp tiết kiệm được băng thông.
Phân mảnh: Các gói tin dữ liệu thường có độ dài lớn, điều này sẽ gây trễ và tắc nghẽn. Cơ chế phân mảnh sẽ băm các gói tin này thành các gói tin nhỏ hơn để tránh tắc nghẽn.