Sự thích ứng (Adaptation)

Một phần của tài liệu Đảm bảo chất lượng cho luồng âm thanh trực tuyến (Trang 39 - 40)

Cơ chế để cung cấp dịch vụ liên tục ngay cả khi điều kiện thay đổi bên ngoài (tức là tắc nghẽn mạng, tràn hàng đợi bộ định tuyến và xử lý tình trạng quá tải) thường được gọi là cơ chế thích ứng QoS. Các ứng dụng thích ứng có thể thích ứng với những dịch vụ chất lượng tùy thuộc vào QoS nhận được từ mức dịch vụ cấp thấp. Ngay cả khi dịch vụ biến động nghiêm trọng cũng vẫn có thể được cung cấp bằng cách thông qua các cơ chế thích ứng của QoS. Tuy nhiên trong các trường hợp như vậy nó thường được tích hợp để thông báo cho các ứng dụng biết sự xuống cấp dịch vụ để có thể điều chỉnh QoS mới. Nếu các hoạt động chuyển giao vi phạm các thỏa thuận QoS (ví dụ, QoS dành riêng bằng bằng giao thức RSVP), người dùng có thể lựa chọn để có một số hành động khắc phục (tức là điều chỉnh trạng thái ứng dụng để phù hợp điều kiện tải các hiện hành, thương lượng lại của luồng QoS, ngắt kết nối từ dịch vụ).

Các mức ứng dụng QoS thích ứng chủ yếu là làm tăng hoặc giảm các thuộc tính QoS của ứng dụng phụ thuộc vào các biến đổi đặc tính trong mạng Thích ứng, ví dụ, thay đổi các luồng truyền thông (tức là chất lượng âm thanh, định dạng mã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hóa), khả năng dự phòng cho luồng dữ liệu, hoặc điều chỉnh kích thước bộ đệm người nhận(ví dụ: tính toán các điểm phát lại) để cho người sử dụng nghĩ rằng chất lượng dịch vụ mạng của họ liên tục. Đây là một thủ thuật, tuy nhiên, chỉ làm việc “thực” khi QoS được cung cấp bởi một mạng cơ bản trong một phạm vi nhất định. Nếu QoS “thực” giảm dưới mức “giới hạn thích ứng” thích ứng hoạt động không đúng nữa và chất lượng dịch vụ kém.

Nếu mạng được cung cấp bởi phương pháp dành riêng tài nguyên, các ứng dụng có thể đảm bảo được tài nguyên cho những luồng truyền thông, và vì vậy, không cần thích ứng với đặc tính QoS mạng. Như vậy, trong một môi trường mà ở đó sẵn có việc dành riêng tài nguyên. Thích ứng chỉ là của người bắt đầu sử dụng.

Trong một so sánh giữa Best-Effort(nỗ lực tối đa) so với dành riêng tài nguyên(resource reservation ), chỉ ra rằng cơ chế thích ứng cho phép các ứng dụng đa phương tiện vượt qua mạng Best-Effort tương tự như các ứng dụng sử dụng dành riêng tài nguyên.

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng các ứng dụng thích ứng cải thiện đáng kể hiệu suất dưới trung bình đến cao tải mạng.

Một phần của tài liệu Đảm bảo chất lượng cho luồng âm thanh trực tuyến (Trang 39 - 40)