Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DiffServ đưa ra khái niệm tác động từng chặng định nghĩa lưu lượng thuộc về một tập đồng tác động nào đó được xử lý như thế nào tại một nút mạng riêng biệt. Tác động từng chặng được biểu diễn qua giá trị điểm mã dịch vụ được phân biệt.
0 1 2 3 4 5 6 7
DSCP CU
DSCP: Điểm mã dịch vụ phân biệt.
CU (Currently Unused): Hiện không sử dụng.
Hình 2.2.4.4a: Trường dịch vụ phân biệt DS
Người ta định nghĩa trường dịch vụ phân biệt thay thế cho trường loại dịch vụ trong Ipv4 và trường loại lưu lượng trong IPv6. Sáu bít trong DS được dùng làm DSCP để chọn tác động từng chặng cho gói tin tại môi nút. Hai bít (bít 6&7) hiện không sử dụng CU và dùng để dự phòng. Giá trị của CU bị các nút hỗ trợ dịch vụ được phân biệt bị bỏ qua khi xác định tác động từng chặng áp dụng cho gói tin nhận được. DSCP có 64 giá trị khác nhau, nhưng số tác động từng chặng không bị giới hạn. Trong một vùng mạng, có sự chuyển đổi riêng giữa DSCP & PHB.
Hình 2.2.4.4b: Mô hình DiffServ tại biên và lõi mạng
Trong đó mô hình bao gồm các thành phần:
DS- byte: Byte xác định DiffServ là thành phần loại dịch vụ ToS (Type of Service) của IPv4 và trường lưu lượng IPv6. Các bít trong byte này thông báo gói tin mong đợi nhận được thuộc loại dịch vụ nào.
Các thiết bị biên (Router biên): Nằm tại lối vào hay lối ra của mạng cung cấp bởi dịch vụ DiffServ.
Khối Multi-byte Classifier: Xử lý phân lớp luồng tin. Khối Policier: Xử lý luồng tin.
Khối Packet Market: Đánh dấu các gói tin.
Khối Mngt / Scheduler: Định trình và quản lý hàng đợi.
Các thiết bị trong mạng lõi.
Quản lý cƣỡng bức: Các công cụ và nhà quản trị mạng giám sát và đo kiểm đảm bảo thỏa thuận lớp dịch vụ giữa mạng và người dùng.