CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu kem baskin robbins tại thị trường tp hcm (Trang 27)

Thị trường F&B theo chuỗi tại Việt Nam đã có sự phát triển rất nhanh chóng trong khoảng 5 năm trở lại đây, đi kèm theo đó là sức mua khá tốt ở phân khúc trung lưu. Điều này đã được chứng minh khi mà thị trường đã có những phản ứng tích cực ban đầu với giá bán không hề rẻ của kem Baskin-Robbins

Trong vòng một thế kỷ qua, Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 6,6%, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 4 lần, từ 402 USD/tháng trong năm 2000 lên 1.896 USD/tháng năm 2013, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế. người dân chi nhiều hơn cho các hoạt động giải trí, ẩm thực và làm đẹp

Nhu cầu tiêu thụ kem ngày càng cao của người Việt, báo cáo do tổ chức thống kê Euromonitor thực hiện cho thấy, thị trường kem Việt Nam sẽ đạt giá trị 125 triệu USD vào cuối năm nay. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang thay đổi, từ mà nhiều người trong cuộc gọi là “khát khao thương hiệu đẳng cấp”.

Theo các công ty, thuế nhập khẩu kem đang giảm dần từ 75% ở giai đoạn cao điểm xuống còn 30% hiện nay và được dự báo sẽ còn giảm được xem là một thuận lợi cho các hãng kem sản xuất ở nước ngoài vào Việt Nam

Nhìn ở góc độ kinh doanh – theo một số người trong ngành – việc mở rộng chuỗi nhượng quyền kem sẽ nhanh hơn thức ăn nhanh. Nếu thức ăn nhanh đòi hỏi phải đáp ứng các yếu tố như công nghệ nấu nướng, nhà bếp đúng chuẩn, diện tích kinh doanh rộng thì kem chỉ cần một diện tích nhỏ, tủ đựng kem nhập khẩu. Vì các yếu tố đỡ phức tạp cộng với chi phí nhượng quyền kem thấp hơn nhượng quyền thức ăn nhanh, các chuỗi cửa hàng bán kem sẽ dễ phát triển hơn

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch marketing cho thương hiệu kem baskin robbins tại thị trường tp hcm (Trang 27)