Các chuẩn WiMAX

Một phần của tài liệu OFDM và ỨNG DỤNG TRONG WIMAX (Trang 37 - 38)

WiMAX là một bộ tiêu chuẩn dựa trên họ tiêu chuẩn 802.16 của nhóm IEEE nhưng phạm vị hẹp hơn và tập trung vào một số cấu hình hiện có. Nhóm IEEE 802.16 được hình thành vào năm 1998 để nghiên cứu một tiêu chuẩn giao diện vô tuyến băng rộng không dây. Trọng tâm ban đầu của nhóm là phát triển một hệ thống băng rộng không dây điểm đa điểm dựa trên LOS cho việc hoạt động trong dải sóng mm 10 – 66 GHz. Tiêu chuẩn 802.16 ban đầu được hoàn thiện vào tháng 12/2001 – dựa trên lớp vật lý một sóng mang đơn với một lớp MAC được ghép kênh phân chia theo thời gian. Sau đó, nhóm IEEE 802.16 đã đưa ra một sự sửa đổi cho chuẩn trên để tạo ra 802.16a, bao gồm các ứng dụng NLOS trong dải 2 – 11GHz, sử dụng lớp vật lý dựa trên OFDM, cùng với lớp MAC và sự hỗ trợ OFDMA. Việc sửa đổi tiếp theo để tạo ra một chuẩn mới trong năm 2004 được gọi là IEEE 802.16-2004 thay thế tất cả các phiên bản trước đó và hình thành cơ sở cho giải pháp WiMAX thời kỳ ban đầu. Những giải pháp WiMAX đầu tiên này dựa trên các ứng dụng cho mục đích cố định IEEE 802.16-2004, và được gọi là WiMAX cố định. Vào tháng 12/2005, nhóm IEEE

đã hoàn thiện và thông qua IEEE 802.16-2005, một sửa đổi nữa cho chuẩn IEEE 802.16-2004 và được hỗ trợ tính năng di động. IEEE 802.16-2005 hình thành giải pháp cơ sở cho WiMAX cho các ứng dụng lưu động và di động và thường được gọi là WiMAX di động. Các đặc tính khác nhau cơ bản của các chuẩn IEEE 802.16 được tổng kết trong bảng 2.1.

Mục đích phát triển các chuẩn WiMAX là giúp cho công nghiệp cung cấp các giải pháp liên thông và tương thích trên các phần băng rộng và làm đơn giản hoá tính thương mại hoá các sản phẩm WiMAX. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề cơ bản về chuẩn WiMAX cố định và di động.

Một phần của tài liệu OFDM và ỨNG DỤNG TRONG WIMAX (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w