Matr ận SWOT

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.3. Matr ận SWOT

Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích

của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ hội cũng

như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược

của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả

- Các cơ hội: Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan

tới lĩnh vự hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay

cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thếấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu

hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- Mối đe dọa: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh? Những đòi

hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công

nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?

Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Xác định những điểm mạnh, điểm yếu cốt lõi: Quá trình đánh giá và phân tích

môi trường bên trong của doanh nghiệp rút ra được nhiều yếu tố nhưng điều quan

trọng là phải rút ra được những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và việc thực thi những chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây cần xem xét các yếu tố với tư

cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và

các đối thủ cạnh tranh chính.

Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: Sau khi đã xác định các

yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình

gồm các bước sau đây để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (các điểm mạnh),

Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa).

Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược kết hợp

S/O, S/T, W/O, W/T.

S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài? S/T: Sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài?

W/O: Khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài? Cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay?

Bước 3: Đưa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S-W-O-T. Điều này nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt

mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ.

Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.

Hình 1.5 Ma trận SWOT

(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, 2003)

Ưu điểm:

Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như xác định các cơ hội

và đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Đưa ra các chiến lược kết hợp cụ thể từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe

dọa để doanh nghiệp thực hiện.

Hạn chế: Ma trận SWOT giúp đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ

không phải đưa ra chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 đến năm 2020 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)