Xây dựng phương án chiến lược từ ma trận SWOT

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 đến năm 2020 (Trang 75 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Xây dựng phương án chiến lược từ ma trận SWOT

Dựa vào ma trận SWOT đã phân tích ở trên, tác giảđưa ra ba nhóm chiến lược cho Công ty HUD4 như sau:

Nhóm chiến lược SO: Chiến lược khai thác thị trường hiện có và Chiến lược mở

rộng thị trường, tăng cường đầu tư

Nhóm chiến lược ST: Chiến lược liên doanh, liên kết.

Nhóm chiến lược WT:Chiến lược marketing và Chiến lược nâng cao năng lực.

Nhóm chiến lược WO: Chiến lược đẩy mạnh hệ thống thông tin.

Dựa vào các chiến lược được đưa ra ở ma trận chiến lược chính và ma trận

SWOT thì các chiến lược được đề xuất là:

- Chiến lược 1: Chiến lược mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư. Phát huy thế mạnh trong lĩnh vực xây dựng, tận dụng cơ hội thị trường, đầu tư công nghệ thi công mới, phát triển tăng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm xây lắp, đồng thời phải liên tục mở rộng

chiếm lĩnh các phần thị trường khác.

- Chiến lược 2: Chiến lược khai thác thị trường hiện có. Trong điều kiện môi

trường kinh doanh nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh gay gắt với các tổng công ty xây dựng lớn, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong chiến lược kinh doanh của mình công ty cần thiết phải duy trì được thị trường hiện có.

- Chiến lược 3: Chiến lược liên doanh, liên kết. Liên doanh, liên kết là sự kết hợp hai

hay nhiều pháp nhân kinh tế để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, khả năng tài chính. Đây là một trong những yếu tố đánh giá khả

năng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng với những dự án có quy mô

lớn, những yêu cầu đôi khi vượt khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trong cạnh

tranh đấu thầu. Để tăng năng lực của mình trên thị trường cạnh tranh, vấn đề mở rộng

các quan hệ liên doanh, liên kết dưới những hình thức thích hợp là giải pháp quan

trọng và phù hợp. Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng có thể đáp ứng một cách toàn

doanh nghiệp khác để phát huy thế mạnh của các bên khi thực hiện các công trình lớn,

đa năng. Đây là một trong những chiến lược quan trọng cần được lưu ý, nhất là hiện

nay khi Việt Nam đã “mở cửa” với các nhà thầu quốc tế. Liên kết kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa một cách có hiệu quả, khai thác được những

điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, thích ứng với cơ chế thị trường, đẩy nhanh

ứng dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

- Chiến lược 4: Chiến lược marketing. Kết hợp những cơ hội (O), để giảm thiểu

những mặt yếu (W) cho ta phương án tận dụng lợi thế nắm bắt cơ hội kinh doanh và

dựa vào uy tín cùng các mối quan hệ khai thác mở rộng thị trường, tìm kiếm khách

hàng, ngoài ra Công ty cần phát huy lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh công tác tìm kiếm

việc làm, cụ thể là tận dụng lợi thế để mở rộng công tác đấu thầu.

- Chiến lược 5: Chiến lược nâng cao năng lực

Căn cứ vào kết quả phân tích nêu trên và kế hoạch sản xuất kinh doanh của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty trong giai đoạn tiếp theo thì Chiến lược mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư

của Công ty sẽ tập trung vào Chiến lược đầu tư vào lĩnh vực nhà ở cho người có thu

nhập trung bình và thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hud4 đến năm 2020 (Trang 75 - 76)