Chức năng cảm xúc và sự hình dung về cơ thể

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả lâu dài và chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau mổ phình đại tràng bẩm sinh (Trang 73 - 77)

Trong các rối loạn chức năng cảm xúc, chúng tôi nhận thấy vấn đề nổi bật ở cả 2 giới là sự buồn chán về bệnh tật của mình (55,1% ở nam và 68,2%

ở nữ) (bảng 3.26) và trong nhóm lứa tuổi ≥ 17 tuổi, 100% bệnh nhân cảm thấy lo lắng về tương lai của mình và 50% cảm thấy không tự tin vào bản thân (bảng 3.27). 81,8% bệnh nhân nữ cảm thấy mình kém hấp dẫn do sẹo để lại sau mổ, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới chỉ là 37,2% (bảng 3.28).

Trond Diseth nhận thấy bệnh nhân bị bệnh PĐTBS có vấn đề về tâm thần, tâm lý xã hội có các rối loạn cảm xúc kèm theo các vấn đề về hướng nội: tự ti về bản thân, đánh giá thấp bản thân, sống thu mình, lo âu thái quá hoặc buồn nản và 21% bệnh nhân không hài lòng về cơ thể do sẹo để lại sau phẫu thuật [55].

Trong nghiên cứu của mình, H. Athanasakos và cộng sự thấy bệnh nhân >12 tuổi bị PĐTBS có cảm giác trầm cảm (50,0%), bối rối (50,0%), lo âu (52,3%) và các khó khăn khi đề cập tới tương lai của mình (50,0%). Tuy nhiên, 50,0% số bệnh nhân trưởng thành vẫn cảm thấy tự tin và 62,5% đầy hy vọng về tương lai của mình [12].

Khi nghiên cứu về lĩnh vực chức năng cảm xúc, Bongers và cộng sự thấy rằng 66,7% số bệnh nhân lo lắng về việc dây phân ở quần, 70% lo sợ rằng

điều này sẽ xảy rạ78% bệnh nhân căm ghét việc dây phân ở quần lót và 50% thấy xấu hổ vì tình trạng đại tiện không kiểm soát. Dưới 40% bệnh nhân tin rằng chúng có thể tự giải quyết các vấn đề về đại tiện của mình, nhưng 80%

lại cho rằng vấn đề này sẽ không xấu hơn trong tương laị Gần 2/3 số bệnh nhân khẳng định rằng vấn đề về đại tiện của chúng không ảnh hưởng đến gia

đình. Về cơ bản, phần lớn bệnh nhân thấy hạnh phúc với cuộc sống của mình [13].

Vì bệnh PĐTBS không gây ra các rối loạn về mặt thể chất nhiều như các rối về mặt chức năng, nên sự suy giảm CLCS nằm chủ yếu trong lĩnh vực tâm lý là một điều hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ

ra ảnh hưởng bất lợi của đại tiện không kiểm soát lên lĩnh vực tâm lý. Do có các rối loạn tâm lý từ giai đoạn sớm, trẻ được tiến hành phẫu thuật, nhập viện nhiều lần và ít nhất một vài lần bị rối loạn chức năng ruột mà bệnh nhân có thể cảm thấy khác biệt so với bạn đồng lứa và sẽ có nhiều trở ngại hơn và cảm thấy tách biệt với đám đông.

Ngoài ra, do cảm giác xấu hổ cùng với sự đại tiện không kiểm soát, những bệnh nhân PĐTBS có khả năng bị suy giảm mức độ hình dung cơ thể và lòng tự trọng, các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến quan hệ với trẻ đồng lứa và CLCS tâm lý.

4.3.6. Các triệu chứng cơ năng và thực thể

Kết quả của bảng 3.29 và bảng 3.30 về các triệu chứng cơ năng và thực thể cho thấy sôi bụng là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 57% và có 66,7% bệnh nhân cảm thấy bịảnh hưởng đến CLCS ở các mức độ khác nhaụ

Trong khi đó Trond Diseth và cộng sự lại thấy trong các triệu chứng cơ

năng và thực thể, triệu chứng gặp nhiều nhất là trình trạng trung tiện không kiểm soát (26%) và tình trạng sôi bụng thì chỉ gặp ở 10,5% bệnh nhân [55].

4.3.7. Chức năng tình dục (≥ 17 tuổi)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân ≥ 17 tuổi đều quan tâm

đến vấn đề tình dục và hầu hết trong số đó (90%) đều coi đó là hoàn toàn bình thường ở lứa tuổi nàỵ Chỉ có 1/10 bệnh nhân ≥ 17 tuổi trả lời có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Số liệu này có thể không phản ánh đúng thực tại vì đây là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt ở các nước Á đông như Việt nam.

Bất kì một phẫu thuật nào trong vùng chậu đều có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Các phẫu thuật điều trị bệnh PĐTBS đều cố gắng hạn chế các tổn thương nàỵ Nhìn chung, tỷ lệ của các biến chứng này là khá thấp. Kỹ thuật Swenson có vẻ như là một trong số các kỹ thuật có nguy cơ cao nhất có thể

tạo ra các tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về 282 bệnh nhân được thực hiện bởi Swenson, 101 nam giới đã qua tuổi dậy thì và không có ai bị liệt dương, 80 bệnh nhân đã lập gia đình và có tổng số 146 đứa con. Luri và Nixon chỉ thấy 2 trong số 84 bệnh nhân đã trải qua kỹ thuật Swenson không thể xuất tinh mặc dù cương cứng bình thường [54].

Konuma và cộng sự đã báo cáo rằng các vấn đề về tình dục là phổ biến ở

nam bệnh nhân bị dị tật hậu môn trực tràng loại trung bình và nặng, đặc biệt là các dị tật xương cùng. Trong nghiên cứu của họ 20% trong số bệnh nhân bị

dị tật loại trung bình và nặng có các vấn đề về tình dục như rối loạn cương dương và xuất tinh và những bệnh nhân này không bị dị tật xương cùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tất cả những bệnh nhân này đều bị các dị tật niệu sinh dục bẩm sinh.

Có rất ít tác giả nghiên cứu về chức năng tình dục và sinh sản ở các bệnh nhân nữ bị dị tật hậu môn trực tràng. Trong nghiên cứu của mình, Konuma và cộng sự thấy hầu hết các bệnh nhân nữ bị dị tật hậu môn trực tràng có chức

năng sinh sản bình thường trừ 2 bệnh nhân có kinh nguyệt bất thường. Woodhouse cho rằng các dị tật bẩm sinh của đường niệu sinh dục có thể dẫn

đến trở ngại trong chức năng tình dục. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thêm để đánh giá kết quả về mặt sinh sản [29].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và theo dõi kết quả điều trị sau 10 năm 100 trường hợp bị bệnh PĐTBS đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả lâu dài và chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau mổ phình đại tràng bẩm sinh (Trang 73 - 77)