Các biến chứng như nhiễm trùng huyết, áp xe quanh hậu môn, áp xe vùng chậu, áp xe trong ổ bụng không xảy ra trong các nghiên cứu của chúng tôị Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ là 14%, trong đó nhiễm trùng vết mổ gặp nhiều nhất, chiếm 10%. Tỷ lệ biến chứng muộn sau mổ 36%, trong đó tỷ lệ
viêm ruột sau mổ là biến chứng muộn hay gặp nhất, chiếm 30% (bảng 3.7 và bảng 3.8). Tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự (26,2%) [8].
Trong nghiên cứu về các biến chứng sớm và biến chứng muộn sau mổ
PĐTBS của tác giả Hackam và cộng sự, tỷ lệ viêm ruột sau mổ chiếm 32% [38].
Viêm ruột là một biến chứng chính trong điều trị PĐTBS. Mặc dù nguyên nhân bệnh chưa được biết rõ, nhưng có một vài yếu tố khác nhau như độc tố C, sự thay đổi thành phần chất nhầy, suy giảm miễn dịch, quá mẫm với các kháng nguyên vi khuẩn, sự bất thường trong quá trình tiết prostaglandin, ngừng trệ ruột, hẹp vị trí nối đã được đề cập [35]. Mặc dù có một số nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng tỷ lệ mắc viêm ruột ở các bệnh nhân bị PĐTBS có
đoạn vô hạch dài, nghiên cứu này của chúng tôi đã không thể chứng minh
được mối tương quan nàỵ
4.2.4. Tần xuất đi ngoài
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 74% bệnh nhân có tần xuất đi ngoài bình thường (bảng 3.9). Trong khi đó Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự thấy chỉ có 60% bệnh nhân sau mổ có tần xuất đi ngoài bình thường [8].
Hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo tần xuất đại tiện cao (3-5 lần/ngày) sau khi tiến hành phẫu thuật và giảm dần tần xuất đại tiện khi các bệnh nhân này được theo dõi trong thời gian dài hơn [40].
Mặc dù, khó có thể đánh giá có bao nhiêu người trong quần thể chung có chức năng ruột bình thường, nhưng Drossman và các cộng sự đã báo cáo có 92,4% số người trưởng thành khỏe mạnh không cần can thiệp y tế có số lần
đại tiện từ 3 lần trong 1 tuần đến 3 lần trong một ngày [32].
Tỷ lệ có tần xuất đi ngoài bình thường trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự thấp hơn của chúng tôi có lẽ là do lứa tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi (≥ 8 tuổi) lớn hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm (≤ 3 tuổi).
Nghiên cứu của Shu-Cheng Zhang và Yu-Zuo Bai cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tần xuất đi ngoài bình thường tương đương như trong nghiên cứu của chúng tôi (72,8%) [47].
4.2.5. Chức năng đại tiện, tiết niệu sinh dục sau mổ
Kết quả của biểu đồ 3.2 cho thấy tại giai đoạn theo dõi lâu dài, 67% bệnh nhân sau mổ có són phân, 49% bệnh nhân có vấn đề trong kiểm soát đại tiện và 30% bệnh nhân có rối loạn cảm giác khi đại tiện .
Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự thấy tỷ lệ són phân chỉ có ở 16,6% số
bệnh nhân [8]. Trong khi đó, H. Athanasakos và cộng sự thấy vấn đề lớn nhất trong mẫu nghiên cứu bệnh PĐTBS của họ sau phẫu thuật lần cuối là són phân (76,3%). Són phân đã được một số tác giả phát hiện là biến chứng phổ
biến và gây khó chịu nhiều nhất ở 32 đến 80% số bệnh nhân [12].
Sở dĩ, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ són phân lớn hơn nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm và một số nghiên cứu khác có thể do:
- Thêm vào đó, sự định nghĩa về són phân, táo bón và thiếu kiểm soát trong đại tiện trong các nghiên cứu khác nhau chưa được đánh giá theo tiêu chuẩn thống nhất.
Són phân và đại tiện không kiểm soát là một yếu tố chính góp phần vào tình trạng khỏe mạnh toàn diện của bệnh nhân bị PĐTBS. Một số tác giả đã thấy rằng chỉ những bệnh nhân bị đại tiện không kiểm soát mức độ nặng không cải thiện theo thời gian, trong khi đó các tác giả khác thấy rằng có mức
độ cải thiện đáng kể về kiểm soát đại tiện theo thời gian [38], [39]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi không chứng minh được điều nàỵ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ táo bón sau mổ chiếm 22% (biểu đồ
3.2). Tỷ lệ này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tsuji và cộng sự
(22%) [23].
Trong nghiên cứu về điều trị bệnh PĐTBS bằng phẫu thuật một thì của các tác giả Bùi Đức Hậu và Nguyễn Thanh Liêm đánh giá ở các bệnh nhân lứa tuổi từ sơ sinh đến dưới 3 tuổi, tỷ lệ táo bón sau mổ rất thấp từ 0% đến 5,5% [3], [8].
Tỷ lệ táo bón sau mổ của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Bùi
Đức Hậu và Nguyễn Thanh Liêm có thể do, đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi (96%) trải qua điều trị phẫu thuật hai hoặc ba thì, trong khi đó toàn bộ bệnh nhân trong nghiên của của Bùi Đức Hậu và Nguyễn Thanh Liêm
đều trải qua phẫu thuật một thì qua đường hậu môn hoặc qua đường nội soị Táo bón sau phẫu thuật điều trị PĐTBS có thể là do hẹp đại tràng sau mổ
hoặc còn sót đoạn vô hạch. Tỷ lệ táo bón sau mổ thường dao động từ 6 đến 34%. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng phẫu thuật Swenson có tỷ lệ táo bón cao, trong khi đó các tác giả khác đã thấy rằng phẫu thuật Duhamel đi kèm với tỷ lệ táo bón cao nhất. Một số tác giả đã chỉ ra rằng khoang chứa phân
ngắn và thủ thuật nối hai đoạn ruột Duhamel thấp đã tạo ra kiểu đại tiện bình thường khác với thủ thuật Duhamel tiêu chuẩn [39].
Mặc dù các biến chứng về chức năng tiểu tiện và sinh dục được coi là vấn
đề trong kỹ thuật mổ chữa PĐTBS nhưng tỷ lệ của các biến chứng này trong nghiên cứu của chúng tôi là rất thấp. Chúng tôi không thấy bệnh nhân nào có rối loạn kiểm soát tiểu tiện và trong 78 bệnh nhân nam có 94,9% có khả năng cương dương vật bình thường (biểu đồ 3.2). Kết quả này cũng tương tự như
kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Hậu và Joseph Ọ Sherman, không có bệnh nhân nào bị tiểu tiện không kiểm soát hoặc gặp các vấn đề về
cương cứng và xuất tinh [3], [32].
Soave, trong bài nói chuyện của mình tại cuộc họp thường niên lần thứ 15 của hiệp hội phẫu thuật nhi khoa Mỹ năm 1984, đã mô tả kinh nghiệm cá nhân với 265 bệnh nhi được phẫu thuật từ 1961 đến 1983. Ông đã thấy được kết quả lâu dài tốt ở 88% số bệnh nhân nhưng cho rằng kết quả đó sẽ cải thiện theo thời gian. Tất cả các bệnh nhân nam của ông qua tuổi dậy thì đã không gặp trở ngại với sự cương cứng và xuất tinh [32].
4.3. Chất lượng cuộc sống