THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN NGHỆ AN

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại cục hải quan nghệ an (Trang 59 - 76)

TẠI CỤC HẢI QUAN NGHỆ AN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Hải quan Nghệ An 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển Hải quan Việt Nam

Sự ra đời của Hải quan Việt Nam mang một sứ mệnh lịch sử to lớn. 68 năm trước, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Chỉ 8 ngày sau đó – 10/9/1945, theo Chỉ thị của Hồ Chủ Tịch, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký sắc lệnh số 27SL, thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu, khai sinh ra ngành thuế quan cách mạng, tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. Sở Thuế quan và Thuế gián thu được thành lập không chỉ là đảm bảo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước cách mạng non trẻ mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đó là sự khẳng định chủ quyền của một đất nước độc lập, tự chủ. Điều này cũng nói lên vị trí, vai trò quan trọng của ngành thuế quan cách mạng lúc đó và của ngành Hải quan ngày nay trong sự nghiệp bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia.

Từ thời điểm lịch sử 10/9/1945 đến nay, trên mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc, tuy yêu cầu nhiệm vụ cụ thể mỗi giai đoạn khác nhau, ngành Hải quan luôn tuân thủ tuyệt đối đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nhgiệp cách mạng của dân tộc.

Ngay sau khi thành lập, ngành thuế quan cách mạng đã dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thuế quan của nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, theo lời hiệu triệu của Hồ Chủ Tịch, ngành thuế quan tiến hành bao vây kinh tế địch, đấu tranh kinh tế với địch, phục vụ cho đường lối kháng chiến kiến quốc.

Hòa bình lập lại nhưng đất nước vẫn chia cắt, với tên gọi mới là Sở Hải quan Trung ương, cán bộ nhân viên Hải quan đã khắc phục khó khăn, và ổn định tổ chức vừa ra sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ độc quyền ngoại thương ngoại hối của Nhà

nước, trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế đối ngoại và phục vụ nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Trong những năm chống Mỹ, cán bộ nhân viên Hải quan giương cao khẩu hiệu “bám hàng hóa, bám phương tiện vận tải, bám nơi giao nhận”, “theo hàng xuất, đón hàng nhận”, kiên cường bám trụ, bảo vệ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ sinh lực cho quân và dân ta. Có nhiều tấm gương cán bộ hải quan dũng cảm, bị thương và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, nhiều tập thể, cá nhân chiến sĩ Hải quan đã được Nhà nước trao tặng những danh hiệu cao quý.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam giải phóng, đất nước sum họp, ngành Hải quan cũng được thống nhất với tên gọi Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại thương. Ngày 20/8/1984, Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Hải quan Việt Nam được xác định là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước. Xác định được trọng trách, Tổng cục Hải quan nhanh chóng củng cố về mọi mặt, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, cả nước chuyển mình theo đường lối đổi mới mà Đảng đề ra. Trong hơn 20 năm đổi mới của đất nước, ngành Hải quan đã có những bước tiến mạnh mẽ trên các mặt công tác, như cải tiến quy trình nghiệp vụ hải quan; cải cách thủ tục hành chính, đồng thời xây dựng tác phòng, lề lối làm việc chuẩn mực, hiện đại; tăng cường hiệu quả công tác giám sát quản lý, thu thuế xuất khẩu nhập khẩu; áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, góp phần đắc lực vào sự phát triển hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư du lịch, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Là lực lượng gác cửa kinh tế, tiếp xúc với tiền, hàng và nhiều cám dỗ, ngành Hải quan đã chú trọng chăm lo giáo dục cán bộ công chức về tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp. Tiếp nối cuộc vận động xây dựng hải quan trong sạch, vững mạnh được triển khai từ năm 1986, các năm sau Tổng cục Hải quan đã liên tục ban

hành nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt trong chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật và liêm chính Hải quan.

Ngành Hải quan đã có nhiều cải tiến, cải cách thủ tục hành chính và đạt kết quả đáng kể. Ngành đã không ngừng nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ mới nhằm đơn giản hóa quy trình thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, bước đầu áp dụng thủ tục hải quan điện tử… Nhờ đó đã tăng tốc độ giải phóng hàng hóa lên gấp nhiều lần, tạo thuận lợi cho giao thương và kinh doanh. Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại 12 cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cả nước với tổng số 30 chi cục đã cho kết quả tốt đẹp. Hiện số lượng doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử là 1100 doanh nghiệp; số tờ khi đạt hơn 73.000 tờ; giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 13,6 tỷ đô la Mỹ. Ngành Hải quan cũng chấp hành tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Hải quan cũng là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sớm và đạt hiệu quả cao. Hiện nay toàn ngành đã triển khai áp dụng nhiều hệ thống phần mềm CNTT vào các khâu nghiệp vụ, phục vụ quản lý, điều hành, như các hệ thống thu thập dữ liệu tờ khai hải quan, dữ liệu giá tính thuế, quản lý hàng gia công, tin học văn phòng… đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

Thông qua đổi mới hoạt động, công tác thu ngân sách của ngành trong những năm qua luôn vượt mức kế hoạch được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước, chiếm từ 25% đến hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế nhập siêu.

Ra đời chỉ 8 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập, Hải quan Việt Nam đã có lịch sử 65 năm phát triển vẻ vang. Trải qua thăng trầm cùng đất nước, lực lượng Hải quan luôn xứng đáng là người chiến sĩ gác cửa nền kinh tế đất nước. Phát huy truyền thống đó, ngày nay Hải quan Việt Nam đang phát huy tiềm lực bước vào thời kỳ mới với những vận hội, thời cơ mới.

2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển Cục Hải quan Nghệ An:

Ngày 19 tháng 5 năm 1956, Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp ký Nghị định số 161/BTN-NĐ-TC thành lập Chi sở Hải quan Nghệ An, tiền thân của Cục Hải quan Nghệ An ngày nay. Trong những thời kỳ lịch sử của cách mạng, trong kháng chiến cũng như trong xây dựng hòa bình, với nhiều tên gọi khác nhau, có lúc là Chi cục Hải quan Nghệ An, Cục Hải quan Nghệ Tĩnh, Hải quan Nghệ Tĩnh và hiện nay là Cục Hải quan Nghệ An, nhiều thế hệ cán bộ chiến sỹ hải quan Nghệ An đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức chung long, xây dựng Hải quan Nghệ An ngày càng lớn mạnh.

Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Nghệ An luôn gắn liền với sự phát triển của ngành Hải quan Việt Nam và của tỉnh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển Cục Hải quan Nghệ An qua từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1956-1975:

Chi sở Hải quan Nghệ An chính thức được thành lập tại Nghị định 161/BTN- NĐ-TC ngày 19/5/1956 của Bộ trưởng Bộ Thương Nghiệp với biên chế là 26 người.

Nhiệm vụ của Chi Sở Hải quan Nghệ An trong giai đoạn này thực hiện theo Nghị định 73 của ngành Hải quan: chấp hành những thể lệ, biện pháp về xuất nhập khẩu; thi hành biểu thuế; kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu; kiểm soát chống buôn lậu. Nghị định cũng cho phép Hải quan có quyền khám xét hàng hoá, hành lí, công cụ vận tải, xử lý những hành vi vi phạm thể lệ Hải quan và được mang theo vũ khí để tự vệ khi làm nhiệm vụ.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính phủ đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt nam.

Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương.

Giai đoạn này Hải quan Việt nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới.

Chi sở Hải quan Nghệ An chính thức được thành lập tại Nghị định 161/BTN- NĐ-TC ngày 19/5/1956 của Bộ trưởng Bộ Thương Nghiệp với biên chế là 26 người.

Nhiệm vụ của Chi Sở Hải quan Nghệ An trong giai đoạn này thực hiện theo Nghị định 73 của ngành Hải quan: chấp hành những thể lệ, biện pháp về xuất nhập khẩu; thi hành biểu thuế; kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu; kiểm soát chống buôn lậu. Nghị định cũng cho phép Hải quan có quyền khám xét hàng hoá, hành lí, công cụ vận tải, xử lý những hành vi vi phạm thể lệ Hải quan và được mang theo vũ khí để tự vệ khi làm nhiệm vụ.

Giai đoạn 1975 – 1986

Năm 1975, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sát nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh, Chi cục Hải quan Nghệ An đổi tên thành Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh.

Biên chế: Năm 1976: 65 người, Năm 1977: 75 người

Tổ chức bộ máy: Văn phòng Chi cục, Trạm Hải quan Cảng Bến Thủy, trạm Hải quan ga liên vân Vinh, trạm Hải quan Nậm Cắn, Đội Kiểm soát lưu động số 1, Đội Kiểm soát lư động số 2, trạm Hải quan Cầu Treo.

Ngày 5/3/1979, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 80/CP về việc chuyển các tổ chức Hải quan trực thuộc UBND Tỉnh, thành phố về trực thuộc Cục Hải quan thuộc Bộ Ngoại thương, do Cục Hải quan quản lý toàn diện về mặt Nhà nước. Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh được bàn giao sang cho Cục Hải quan thuộc Bộ Ngoại thương quản lý. Kể từ ngày 1/9/1979, Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh và những Chi cục có tên trong Quyết định số 80/CP chính thức thuộc Cục Hải quan thuộc Bộ Ngoại thương quản lý. Quyết định này tạo điều kiện thuận lợi cho Cục Hải quan trong việc điều chuyển cán bộ, chiến sỹ hải quan theo ngành dọc. Đây là bước phát

triển mới của ngành Hải quan Việt Nam, trong đó có Hải quan Nghệ Tĩnh. Biên chế Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh khi chuyển về Cục Hải quan Trung ương là 80 người.

Giai đoạn 1986 – 2000

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước, chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990.

Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam là "Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới". Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt nam được xác định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ Trưởng"

Trong giai đoạn này, biên chế của Hải quan Nghệ Tĩnh năm 1986: 90 người, năm 1987: 110 người tăng 31 người só với năm 1986, bổ sung từ cán bộ, công an chuyển ngành sang, học sinh và sinh viên tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp. Các Trạm Hải quan cửa khẩu đổi tên thành Hải quan cửa khẩu, các Đội Kiểm soát lưu động đổi tên thành Đội Kiểm soát Hải quan.

Tổ chức Bộ máy: Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Tổng hợp nghiệp vụ, Hải quan CK Cảng Nghệ Tĩnh, Hải quan CK Nậm Cắn, Hải quan CK Cầu Treo, Đội Kiểm soát Hải quan số I ở Tương Dương, Đội KSHQ II ở Quỳ Châu, Đội KSHQ số III ở thành phố Vinh. Cuối 1986, đầu 1987 giải thể Đội Kiểm soát Hải quan số I ở Tương Dương, Đội KSHQ II ở Quỳ Châu.

Năm 1991, Quốc hội quyết định chia tách một số tỉnh cho phù hợp với công tác quản lý, theo đó, tỉnh Nghệ Tĩnh được chia tách thành tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, ngày 6/6/1992, Tổng cục Hải quan Việt Nam ra Quyết định số

107/QĐ/TCHQ/TCCB tách Hải quan Nghệ Tĩnh thành Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh. Đến đây nguồn nhân lực Hải quan Nghệ Tĩnh có sự thay đổi để kịp thời đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới trên từng địa bàn cụ thể mà Tổng cục Hải quan giao phó.

Thực hiện Theo Quyết định số 107/TCHQ/TCCB ngày 6/6/1992, tổ chức bộ máy Hải quan Nghệ An gồm: Ban Giám đốc, Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kiểm soát tố tụng (mỗi phòng có một trưởng và phó phòng); các đơn vị cơ sở trực thuộc Hải quan tỉnh có: Hải quan cửa khẩu Nậm Cắn, Trạm trả hàng phi mậu dịch Vinh, Hải quan Cảng Nghệ An, Đội Kiểm soát lưu động, mỗi đơn vị cơ sở có 1 Trưởng và từ 1-2 Phó.Biên chế gồm: 76 người

Ngày 07/3/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy củ Tổng cục Hải quan thay thế cho Nghị định số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1994, theo Quyết định số 278/TCHQ-TCCB ngày 14/9/1994 của Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ cức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Hải quan Nghệ An đổi tên thành Cục Hải quan Nghệ An. Biên chế tăng lên 86 người. Tổ chức bộ máy gồm: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, Phòng Giám sát quản lý, Phòng Kiểm tra thu thuế XNK và Tài vụ, Phòng Điều tra chống buôn lậu, Hải quan CK Nậm Cắn, Hải quan CK Cảng, Đội Kiểm soát Hải quan số 1, Đội Kiểm soát Hải quan số 2, Phòng Thanh tra.

Năm 1998: Tổ chức bộ máy gồm 8 phòng: Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch Tài vụ, Phòng xử lý tố tụng, Phòng Giám sát quản lý, Phòng Kiểm tra thu thuế XNK, Phòng Điều tra chống buôn lậu, Phòng Thanh tra; 4 đơn vị trực thuộc: Hải quan CK Nậm Cắn, Hải quan CK Cảng, Đội Kiểm soát Hải quan số 1, Đội Kiểm soát Hải quan số 2. Biên chế năm 1994: 125 người

Năm 2000: Thực hiện Kế hoạch số 207 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát tổ chức, tinh giảm biên chế trong các cơ quan Nhà nước, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 263/TCHQ/TCCB ngày 26/6/2000 về sắp xếp lại bộ máy,

biên chế trong ngành Hải quan. Thực hiện chủ trương trên, Cục Hải quan Nghệ An đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ 8 phòng nay xếp lại còn 04 phòng: Phòng Tổng hợp và Tin học, Phòng Tổ chức cán bộ và Thanh tra, Phòng Điều tra chống buôn lậu và xử lý, Phòng Giám sát quản lý và thuế XNK. 4 đơn vị trực thuộc. Biên chế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại cục hải quan nghệ an (Trang 59 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)