Ứng dụng công nghệ chuyển gen để tạo giống kháng là một trong những hướng được quan tâm hiện nay. Với mục đích tăng cường khả năng kháng đạo ôn, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chuyển một số gen từ các nguồn thực vật khác nhau vào lúa. Năm 1997, Stark và cộng sự đã chuyển gen tổng hợp Stilbene ở cây nho vào tế bào trần của giống lúa Nipponbare nhờ PEG. Những tế bào mang gen chuyển được sàng lọc, tái sinh thành cây hoàn chỉnh sau đó được xử lý với dịch nấm Pyricularia oryzae để đánh giá tính kháng. Các kết quả của nghiên cứu cho
thấy, tính kháng với nấm Pyricularia oryzae của các dòng lúa chuyển gen đã được tăng lên [17].
Năm 1999, Nishizawa và cộng sự đã sử dụng phương pháp chuyển gen gián tiếp nhờ Agrobacterium để chuyển gen Cht-1 và Cht-3 vào giống lúa Nipponbare và Koshihikari. Gen Cht mã hoá cho enzyme Chitinaza thu phân chitin, một trong
những protein liên quan đến khả năng gây bệnh của nấm. Trichosanthin (TCS) là gen mã hoá cho protein ức chế hoạt động của ribosom trong một số loài nấm gây bệnh (bao gồm cả nấm đạo ôn Pyricularia oryzae) [50].
Trong một nghiên cứu khác, Kanzaki và cộng sự (2002) đã thành công trong việc tăng cường khả năng kháng nấm đạo ôn của lúa bằng cách tạo ra các dòng lúa chuyển gen mang gen Defensin (gen có khả năng ức chế sự phát triển của nấm đạo ôn được tách dòng từ cây Wasabia japonica) [43].
Gần đây, hướng nghiên cứu nhằm tạo ra những dòng lúa mang gen kháng Pi cũng được các nhà khoa học quan tâm. Tác giả Chen D và cộng sự (2010) đã sử dụng 3 vector biểu hiện khác nhau là pCB 6.3kb, pCB 5.3kb và pZH01 2.72kb chuyển gen kháng Pi-d2 (gen có phổ kháng rộng đối với nhiều chủng nấm đạo ôn) vào các giống Zhonghua 9, Taipei 309 và Nipponbare. Kết quả cho thấy, 9 dòng lúa chuyển gen mang gen Pi-d2 có khả năng chống chịu đa dạng với 39 chủng nấm đạo ôn, t lệ kháng cao nhất đạt 91,7% [23].
Năm 2011, Amit và cộng sự đã chuyển gen kháng Pi54 vào giống lúa Taipei 309 (giống dễ nhiễm bệnh) sử dụng vector chuyển gen pCAMBIA. Kết quả cho
thấy, các dòng lúa mang gen Pi54 từ thế hệ T1 đến thế hệ T3 có khả năng kháng với nhiều chủng nấm đạo ôn [18].