Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 30)

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng đặt trong môi trường đầy những yếu tố biến động. Nó bị tác động bởi nhiều yếu tố theo chiều hướng khác nhau. Yếu tố đó có thể thuộc về bản thân ngân hàng hoặc xuất phát từ phía khách hàng, nhưng đó có thể là những tác động từ môi trường khách quan.

1.2.4.1 Ho t đ ng thẩ định:

Thẩm định phương án sử dụng vốn là quá trình xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của phương án đó. Từ đó ra quyết định tài trợ và cho phép tài trợ.

Đây là quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của phương án sử dụng vốn một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo của khách hàng. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở cho những quyết định của ngân hàng. Chính vì vậy, công tác thẩm định tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng, trả lời cho câu hỏi liệu ngân hàng đã đầu tư đúng chỗ chưa? Khách hàng có đáng tin cậy không? Hiệu quả của phương án như thế nào?

Thẩm định phản ánh hình ảnh khách hàng và phương án sư dụng vốn một cách toàn diện. Qua đó, giúp ngân hàng soi tỏ về năng lực pháp lý của khách hàng, tính cách và uy tín của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực thanh toán, năng lực tự cân đối tài chính, tình hình công nợ…). Đây là những thông tin cần thiết và cơ bản để ngân hàng hiểu rõ về khách hàng mình hơn. Tất cả yếu tố này có liên quan đến phương án sử dụng vốn của khách hàng. Tất nhiên là vốn của ngân hàng sẽ tập trung vào đối tượng chính là các phương án. Nhưng không vì thế mà trong quá trình thẩm định, ngân hàng chỉ chú trọng đến tính khả thi của phương án, lợi ích

21

ngân hàng nhận được từ việc đầu tư, mà còn phải xem xét yếu tố quan trọng đứng đằng sau, trực tiếp thực hiện phương án. Đó chính là yếu tố thuộc về khách hàng. Nắm rõ đặc điểm khách hàng, những thế mạnh và hạn chế của họ, những rủi ro thường xảy ra trong kinh doanh để phân tích và dự báo các tình huống có thể xảy ra trong quá trình khách hàng “ nạp” vốn vào dư án. Như vậy, năng lực khách hàng có tác động trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Nhưng để khẳng định tính khả thi đó, ngân hàng phải kiểm tra dự án tới từng chi tiết: Tính cần thiết của dự án, đặc điểm thị trường cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ, tính phù hợp về quy mô của dự án với các khả năng đáp ứng, công nghệ và trang thiết bị, địa điểm xây dựng dự án, kiểm tra hiệu quả tài chính của dự án, phân tích nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, trả nợ, mức trả nợ, phân tích hiệu quả kinh tế xã hội (Các chỉ tiêu về lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, giá trị hiện tại ròng, tỷ suất sinh lời nội bộ, tỷ lệ đảm bảo trả nợ… ảnh hưởng của dự án tới môi trường xung quanh), phân tích rủi ro tiềm ẩn… Những chi tiết cụ thể đó giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về dự án đầu tư, những quyết định đầu tư có đúng đắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết quả thẩm định.

Thẩm định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tín dụng ngân hàng. Trước khi ra quyết định đầu tư, ngân hàng cần có thông tin để hiểu rõ đối tượng của mình. Tiến hành thẩm định đúng quy trình, đưa ra đánh giá chính xác cũng chính là ý thức tuân thủ các nguyên tắc cho vay, để đạt được mục đích cuối cùng thu hồi vốn, có lợi nhuận, phát huy hiệu quả kinh tế và hạn chế các yếu tố rủi ro. Trong quá trình đó, chất lượng cán bộ tín dụng và chất lượng thông tin là những yêu cầu bắt buộc phải có. Đó là hai nhân tố có tính chất quyết định tới chất lượng thẩm định. Đối với cán bộ tín dụng phải có kiến thức, trình độ nghiệp vụ cơ bản, có đạo đức trách nhiệm nghề nghiệp cao, bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp.

22

Đối với thông tin phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Có như vậy ngân hàng mới có được sự đầu tư đúng đắn, nâng cao được chất lượng tín dụng.

1.2.4.2 Rủi ro trong ho t đ ng tín d ng:

Tín dụng và rủi ro tín dụng là hai vấn đề gần nhau trong gang tấc. Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không hoàn trả nợ đúng thời hạn hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Đây là “ Căn bệnh nan y”, gây không ít tổn thất cho hoạt động ngân hàng. Nguyên nhân của “ Căn bệnh” ấy xuất phát từ nhiều chiều hướng khác nhau, có thể phân chia tương đối thành ba nhóm sau:

+ Nhóm thứ nhất: Do nguyên nhân bất khả kháng mà khách hàng không thể chống đỡ, và hậu quả là ngân hàng phải gánh chịu thất thoát tín dụng như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, sự thay đổi đột ngột trong cơ chế chính sách của nhà nước…

+ Nhóm thứ hai: Nguyên nhân từ phía khách hàng có thể là khả năng yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cũng có thể xuất phát từ đạo đức kinh doanh của bản thân khách hàng.

+ Nhóm thứ 3: Nguyên nhân từ lỗi chủ quan của ngân hàng. Sự yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, về quản lý nên không phát hiện được nguy cơ rủi ro hoặc xem thường các bước trong quy trình kỹ thuật tín dụng, đạo đức nghề nghiệp của cán bô tín dụng… Đây là hướng phát sinh căn bản các nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng. Bởi nếu như năng lực thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được nâng cao, thì rủi ro phát sinh từ phía khách hàng sẽ sớm bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, nhân tố cơ bản quyết định chất lượng tín dụng không phải do khách quan hay do lực lượng nào đó bên ngoài chi phối, mà nó nằm ngay chính bên trong từng ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là một vấn đề phức tạp xảy ra ngoài mong muốn của ngân hàng, nhưng có khi nó chỉ là hiện tượng “ tiềm ẩn”. Chính vì vậy, các

23

ngân hàng luôn tìm các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, đảm bảo chất lượng tín dụng lành mạnah, tăng trưởng một cách bền vững.

1.2.4.3 Môi trư n ph p lý, ôi trư ng kinh tế:

Những thay đổi cơ chế chính sách thường xuyên, không nhất quán (Chính sách xuất khẩu, chính sách đất đai…) dẫn tới sự không ổn định trong môi trường kinh tế tác động trực tiếp tới tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp thậm chí gây xáo trộn hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp. Và hậu quả của những bất ổn đó ngân hàng cũng đang còn phải gánh chịu.

Môi trường pháp lý là căn cứ chuẩn tắc để ngân hàng xác định phương hướng hoạt động cho mình. Vì thế sự thống nhất, đồng bộ, nhất quán trong các văn bản, quy định hướng dẫn thi hành là rất quan trọng. Nó được coi như “ Bản lề” cho hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng.

Tín dụng là nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng. Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng tốt khi nó đạt được mục tiêu lợi nhuận và an toàn cho ngân hàng. Còn để đánh giá chất lượng một khoản tín dụng cần phải xét đến nhiều khía cạnh qua hàng loạt các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Tín dụng được tiến hành trong môi trường đầy rủi ro nhiều yếu tố tác động tới chất lượng tín dụng. Vì vậy, khi thực hiện quan hệ tín dụng với khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu, thẩm định kỹ khách hàng để nắm bắt được vốn vay được sử dụng vào mục đích gì, sử dụng như thế nào? Đó chính là cơ sở để hoàn trả vốn vay ngân hàng, cũng chính là cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng. Như vậy chất lượng tín dụng được hình thành và đảmbảo từ hai phía Ngân hàng và khách hàng.

24

CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHNo

& PTNT HUYỆN TRÀNG ĐỊNH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 30)