đình tại NHNo&PTNT Huyện Tràng Định.
2.2.4.1 Kết qu đ t được
Kết quả nổi bật nhất là dư nợ cho vay hộ gia đình ngày càng tăng, mức cho vay bình quân mỗi khoản vay tăng lên đáng kể. Dư nợ hộ gia đình hàng năm 2013 là 73 tỷ đồng, giúp trên 1.210 hộ gia đình có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh (chiếm trên 50% tổng số hộ trên địa bàn), giải quyết việc làm gúp phần thực hiện quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách "xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới".
Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã giúp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của Huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, trong đó chú trọng đầu tư tập trung vào ngành trồng trọt, hướng đến năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ cho vay hộ gia đình cao, trung bình gần 90 % một năm, đây là một tỷ lệ cao phù hợp với đặc thù một Huyện miền núi mà kinh tế nông thôn chưa phát triển. Vốn đầu tư trung - dài hạn đã đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ gia đình về máy móc, thiết bị công tác phục vụ sản xuất, đầu tư chiều sâu như cải tạo đất vườn, mua giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, giúp phần tăng khối lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp của hộ gia đình.
Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm bằng hình thức cho vay qua nhóm như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đã tập trung đầu mối khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn cao (nợ xấu thấp, tỷ lệ nợ xấu dưới 5 %), dư nợ ngày càng tăng qua các năm.
49
Chất lượng tín dụng là vấn đề sống còn đối với Ngân hàng luôn được củng cố và nâng cao. Trong hệ thống NHNo Việt Nam , NHNo Tràng Định luôn là chi nhánh có chất lượng tín dụng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhiều năm liền đều thấp hơn so với các chi nhánh khác : nợ quá hạn chung chỉ trên dưới 2 %, nợ quá hạn, trong khi dư nợ cho vay không ngừng mở rộng. Tỷ lệ doanh số thu nợ hộ sản xuất luôn đạt xấp xỉ 92 %, công tác xử lý nợ quá hạn luôn đạt kết quả tốt.
Nguyên nhân đạt đƣợc những kết quả trên:
- Chuyển hướng đúng đắn trong kinh doanh : Mặc dù lúc thành lập, dư nợ DNNN và kinh tế tập thể chiếm 90 % tổng dư nợ, nhưng khách hàng đó xác định đối tượng khách hàng phục vụ chính là các hộ gia đình, chủ yếu là hộ nông dân, nhờ đó Ngân hàng đó khai thác được tiềm năng to lớn của thị trường này không ngừng phát triển tạo được uy tín vững chắc trong lòng khách hàng.
- Theo sát mục tiêu kinh tế địa phương, xác định hướng phân bổ tín dụng từ đó lập kế hoạch kinh doanh tại mỗi chi nhánh cơ sở để xác định hướng cho vay, mức cho vay từng đối tượng cụ thể trên địa bàn.
- Chú trọng hoạt động huy động vốn tạo nguồn cho hoạt động cho vay. Trên cơ sở tính toán nhu cầu tín dụng trên địa bàn, ngân hàng xác định số vốn huy động. Bằng nhiều biện pháp về chính sách sản phẩm, thông tin tuyên truyền, gắn một phần tiền lương với kết quả huy động vốn, nguồn vốn luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao.
- Mở rộng tín dụng luôn lấy hiệu quả làm thước đo. Hiệu quả thể hiện qua việc cho vay có trọng điểm, theo nhu cầu được tính toán chặt chẽ của khách hàng, bảo đảm an toàn vốn và sinh lời hợp lý. Cụ thể là phải kiểm tra chặt chẽ trước khi cho vay, trong quá trình sử dụng vốn vay, khả năng và hình thức hoàn trả, các vấn đề khác liên quan đến người vay. Việc thẩm định và quyết định cho vay được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau, độc lập với nhau từ khi tiếp nhận dự án đến khi phê duyệt cho vay .
50
- Đi đôi với việc tăng dư nợ, Ngân hàng tập trung vào việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt cả năm, mục tiêu đề ra là : "Thường xuyên - kịp thời - triệt để - toàn diện". Hàng tháng tổ chức phân tích thực trạng tín dụng đến 100 % khách hàng nhằm xác định khách hàng tập trung xử lý, phân loại dư nợ ra ba loại là nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn để có biện pháp xử lý cụ thể đến từng trường hợp, nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn và pháp luật đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Công tác thanh tra kiểm soát được coi trọng và thực hiện nghiêm túc bằng nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề xác định, kiểm tra chéo, kiểm tra của lãnh đạo chi nhánh và cơ sở. Vì vậy, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong thực thi quy trình nghiệp vụ, sửa chữa chấn chỉnh những mặt hạn chế, đảm bảo chất lượng tín dụng cao.
- Coi trọng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng với các cấp chính quyền địa phương, nắm vững tình hình phát triển kinh tế địa phương để xác định hướng cho vay, biện pháp tháo gỡ với những món vay gặp khó khăn. Vấn đề xã hội hoá hoạt động cho vay cũng mang lại những kết quả tích cực, ngân hàng đã phối hợp với các đoàn thể, quần chúng để xây dựng các nhóm, thực hiện cho vay qua nhóm tạo thuận lợi cho hộ sản xuất, đặc biệt là hộ nghèo trong quan hệ vay vốn ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng.
2.2.4.2. H n chế trong ho t đ ng cho vay h i đ nh 2.2.4.2.1. H n chế
Số tiền trung bình một món vay còn thấp, tỷ lệ xấu so với toàn hệ thống là thấp, song chưa phản ánh thực chất lượng tín dụng của Ngân
51
hàng. Việc gia hạn nợ, điều chỉnh và cơ cấu lại kỳ hạn nợ tiến hành không nghiêm túc, thời gian ra hạn nợ dài, gia hạn nhiều lần, gia hạn để đối phó. Việc phân tích nợ quá hạn, nợ đến hạn làm chưa tiến hành thường xuyên nên còn lúng túng trong xử lý nợ.
Còn có những trường hợp định thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ chưa hợp lý, chưa căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn nợ không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ.
Điều kiện về bảo đảm tiền vay đối với hộ gia đình ở nông thôn chưa được thực hiện nghiêm túc, trong khi có những trường hợp khách hàng vay dưới 10 triệu đồng vẫn yêu cầu kê khai tài sản thế chấp.
Cán bộ tín dụng rất ít tư vấn cho khách hàng trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng là rất lớn do trình độ của khách hàng thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Cỏn bộ tín dụng vẫn chịu tâm lý nặng nề việc phải chịu rủi ro tín dụng, do đó cán bộ tín dụng chưa phát huy hết năng lực và khả năng tín dụng của mình.
Chưa có những chính sách phù hợp để khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
2.2.4.2.2 Nguyên nhân.
* Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường kinh doanh chưa ổn định: Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường mới được một thời gian ngắn, nhiều hộ nông dân không bắt kịp những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của thị trường nhất là về chất lượng, chủng loại, giá cả sản phẩm hàng hoá. Đa số hộ gia đình bị hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹ ban đầu rất nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sản xuất cũng như tiêu
52
thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn cũng thấp kém mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của các hộ gia đình . Điều này làm hạn chế đến mở rộng cho vay của ngân hàng và rủi ro cao.
- Một nguyên nhân khách quan là do những hạn chế như trình độ dân trí thấp, thiếu những kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nên có rất nhiều khách hàng không biết nên sản xuất cái gì, nuôi con nào, trồng cây gì và sản xuất như thế nào. Vì vậy mà tiền vay không được sử dụng đúng mục đích, khả năng khách hàng không trả được nợ cao. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
* Nguyên nhân chủ quan:
Xuất phát từ đặc thù của sản xuất nông nghiệp, các món vay chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng món vay lớn. Vì vậy chi phí cho mỗi món vay hộ sản xuất( gồm chi phí tìm kiếm và quản lý các khoản cho vay, chi phí điều tra tín dụng, lưu trữ bảo quản hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và chi phí thu nợ) cao hơn nhiều so với các khoản vay khác, dẫn đến cán bộ ít quan tâm tới các khoản vay này.
Theo quy định hiện này, CBTD phải trực tiếp thực hiện các công việc sau : Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính xác thực và đầy đủ của hồ sơ xin vay, kiểm tra các điều kiện vay vốn theo quy định : thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn là tính khả thi, hiệu quả của phương án hay dự án kinh doanh ; kiểm tra việc sử dụng vốn vay ; việc trả nợ đúng hạn ; quản lý hồ sơ vay vốn theo quy định . Số lượng khách hàng đông, hồ sơ cho vay quản lý nhiều, địa bàn nhiều vùng đi lại khó khăn nên một số CBTD thẩm định cho vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế, số khác lại quá thận trọng và chặt chẽ làm mất đi
53
nhiều cơ hội kinh doanh có lợi cho Ngân hàng. Mặt khác, cơ chế giải ngân, thu nợ trực tiếp cũng là nguyên nhân gây quá tải đối với CBTD. Nhận thức về cơ chế khoán tài chính chưa đúng, chưa đầy đủ. Khoán tài chính thực chất là gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động đến kết quả kinh doanh cuối cùng, tạo bước chuyển đổi trong hoạch toán kinh doanh , tự chủ về tài chính, thúc đẩy đơn vị, cá nhân tích cực vươn tới mục tiêu mở rộng kinh doanh có hiệu quả. Song một số đơn vị có hiện tượng cào bằng trong giao khoản, quyết toán khoán và phân phối tiền lương do đó không kích thích động lực kinh doanh của người lao động. Một số nơi còn giao trắng cho cán bộ mà không theo dõi, kiểm tra xem bộ phận, cá nhân nhận khoán thực hiện đến đâu, thực hiện như thế nào, dẫn đến có hiện tượng chạy theo thu nhập thuần tuý, cho vay theo số lượng không chú ý đến chất lượng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị và Ngân hàng.
Thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa được quan tâm, sử dụng một cách tối ưu. Các dữ liệu trong máy vi tính, thông tin từ các phương tiện báo chí, các cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước chưa được khai thác triệt để phục vụ cho quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo cũng như công tác của cán bộ tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát: Đây cũng là công cụ quản lý đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng thực hiện đúng quy định của pháp luật, các quy chế quản lý của ngành, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, bảo vệ an toàn tài sản, đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của thông tin phục vụ cộnng tác quản trị điều hành. Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát của các chi nhánh cơ sở chưa làm thường xuyên, chưa sâu sát và nghiêm túc cả về nội dung và phương pháp.
Trình độ đội ngũ cán bộ Ngân hàng nhất là cán bộ tín dụng không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Cán bộ tín dụng thường sử dụng những kinh nghiệm truyền
54
thống hơn là dựa trên những phân tích tài chính và kỹ thuật để thẩm định dự án cũng như xác định thời hạn, kỳ hạn nợ cho từng món vay. Các phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền mặt, phân tích về khả năng sinh lời của dự án, các phương pháp thẩm định tài chính của dự án... chưa được CBTD sử dụng.
Một nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và nợ quá hạn tiềm ẩn do CBTD thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay còn sai sót, điều tra ban đầu chưa sát thực tế dẫn đến cho vay không đúng nhu cầu, định kỳ hạn nợ tuỳ tiện gây khó khăn cho sản xuất hoặc trả nợ Ngân hàng của khách hàng vay vốn. Đồng thời sự hiểu biết của CBTD về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, về cây trồng, vật nuôi còn hạn chế.
55
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHNo&PTNT
HUYỆN TRÀNG ĐỊNH
3.1 Định hƣớng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Tràng Định trong tƣơng lai.
3.1.1 Mục tiêu chung.
Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, Ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp , nông thôn .
Mục tiêu phấn đấu tổng dư nợ đến 31/12/2020 đạt 120 tỷ đồng, trong đó dư nợ hộ sản xuất khoảng 60 tỷ đồng.
Gắn tín dụng với đầu tư phát triển nông thôn qua quá trình liên kết các thành phần kinh tế , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là :
- Phấn đấu đáp ứng tối đa các nhu cầu vay vốn ổn định, hợp lý của kinh tế hộ gia đình thông qua nhiều phương thức cho vay, nhiều tổ chức như Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc. công đoàn cơ quan, đơn vị, trường học, các cơ sở sản xuất..
- Đưa hoạt động của tổ vay vốn trở thành một bộ phận quan trọng trong việc củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh ở cơ sở.
- Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất , mua giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao; xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng ; mua phân bón, hoá chất, thiết bị công tác.
56
- Tiếp tục cho vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm .
- Đầu tư khôi phục hiệu quả ngành nghề truyền thống, mạnh dạn phát triển những ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
- Nghiên cứu đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, đất đai .
Giảm thấp nợ xấu và nợ có vấn đề theo phương châm "An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn". Mục tiêu là tỷ lệ nợ xấu hàng năm là dưới mức cho phép của TW là dưới 3 %.