Cho vay tập trung, có trọng điểm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 63 - 79)

Đầu tư vốn tập trung, có trọng điểm đối với khách hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng lớn và triển vọng phát triển bền vững. Một nguyên tắc quan trọng để tránh rủi ro của Ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với khách hàng là "đòi hỏi phải tiến hành kinh doanh một cách thận trọng", vì vậy Ngân hàng phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng.

Trước mắt Ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vào các tiểu ngành hoạt động có hiệu quả là chăn nuôi lợn, gà, gia cầm, trâu bò, trồng cây ăn quả, chế biến nông sản... Khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công

58

nghiệp truyền thống là một định hướng lớn trong chính sách kinh tế của Huyện, do vậy Ngân hàng cần trú trọng đầu tư cho các hộ làm nghề.

Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp làm ra có giá trị cao, tuy nhiên còn nhiều khó khăn về khâu nguyên liệu, giá vật tư đầu vào, tìm kiếm thị trường tiêu thụ... nên sự phát triển còn chậm, do đó cần cẩn trọng khi vay. 3.2.2. Đẩy mạnh cho vay hộ gia đình qua tổ nhóm tương trợ dể tăng cường trách nhiệm thẩm định và thu nợ của nhóm (tổ tín chấp).

Tổ tương trợ là mô hình do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, dưới sự chỉ đạo của chính quyền xã hay các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội được UBND xã công nhận và cho phép hoạt động . Hoạt động của tổ tương trợ là nhằm giúp đỡ nhau giữa các thành viên và giải quyết tốt các vấn đề sau :

Thứ nhất : Tổ là nơi sản xuất và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ gia đình bảo đảm công khai, chuẩn xác, kịp thời. Nhờ đó Ngân hàng giải ngân nhanh mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng

Thứ hai : Việc hình thành tổ tín chấp vay vốn có quy ước riêng là điều kiện cần thiết, thực hiện vai trò kiểm tra, đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay, trả nợ đúng hạn của hộ vay vốn.

Thứ ba : Tổ cũng là nơi để các hộ gia đình tương trợ nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất , về nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Thứ tư : Cho vay qua tổ tín chấp sẽ khắc phục được khó khăn về tài sản thế chấp của hộ xin vay mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Bởi lý do tài sản thế chấp gần như không có khả năng phát mại do tập quán của người Việt Nam không muốn mua lại các tài sản này.

Hình thức chuyển tải vốn tín dụng tới hộ sản xuất thông qua tổ tín chất đem lại lợi ích cho cả hai phía : hộ vay vốn và Ngân hàng.

59

Đối với hộ gia đình họ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng mà không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì hiện nay số tiền vay của đa phần các hộ gia đình còn nhỏ nên người dân dễ nảy sinh tâm lý ngại đi vay ngân hàng mà vay mượn những người xung quanh, gây tình trạng cho vay nặng lãi không có hiệu quả kinh tế - xã hội .

Đối với Ngân hàng, thông qua hình thức tổ tín chấp, việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn vay. Kết quả thực hiện cho vay qua "nhóm" của NHN Tràng Định đã cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp dưới 1%. Mặt khác, cho vay qua "nhóm" giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng. Với kinh nghiệm những năm qua Ngân hàng có thể áp dụng hình thức này sâu rộng hơn nữa, tuy nhiên để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và cho vay qua "nhóm" ngày càng có hiệu qủa thì Ngân hàng cần được thực hiện tốt một số vấn đề sau :

- Ngân hàng phối hợp tốt với các tổ chức chính tị xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hộ cựu chiến binh. Đây là các tổ chức chính trị thích hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ngân hàng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho trưởng nhóm kiến thức cơ bản về quản lý, về nghiệp vụ tín dụng ...

- Ngân hàng nên triển khai thí điểm cho vay hộ sản xuất qua HTX, các nông lâm trường. Điều này cũng tương tự như cho vay quá nhóm nhưng trước mắt giúp Ngân hàng giải quyết được hạn chế liên quan đến tư cách pháp nhân của nhóm .

60

3.2.3 Thực hiện cho vay tín chấp mở rộng cho vay tín chấp trên cơ sở đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành vốn vay hoặc quản lý sở đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành vốn vay hoặc quản lý chặt chẽ dòng tiền.

Theo quy định hiện nay những hộ vay vốn sản xuất kinh doanh đến 10 triệu đồng thì không phải thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Quy định này tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình nhỏ, thu nhập thấp tiếp cận đến vốn tín dụng Ngân hàng , nhưng mặt khác cũng làm phát sinh nguy cơ có hàng ngàn món vay nhỏ bị mất an toàn. Do đó, thường Ngân hàng vẫn yêu cầu khách hàng phải kê khai tài sản thế chấp. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp :

- Thứ nhất : Ngân hàng nên bỏ thông lệ yêu cầu người vay kê khai tài sản và coi tài sản kê khai là tài sản thế chấp. Danh sách tài sản nên được sử dụng là thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng và chỉ được sử dụng trong quá trình thẩm định món vay đồng thời khẳng định tính nghiêm túc của mục đích vay vốn.

- Thứ hai : Để giải quyết vấn đề về tài sản thế chấp của người xin vay và không bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ tín dụng với các hộ có tiềm năng cán bộ tín dụng phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và phân xếp loại khách hàng chi tiết.

Ngoài các biện pháp trên. Ngân hàng còn phải áp dụng các biện pháp tổ chức và kiểm soát quá trình giải ngân để đảm bảo việc sử dụng vốn vay dúng mục đích như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

3.2.4 Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả bằng cách theo dõi bán hàng một cách chặt chẽ nguồn thu , ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn hàng một cách chặt chẽ nguồn thu , ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh :

- Chất lượng tín dụng cao còn thể hiện qua công tác thu nợ có hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng cần một hệ thống thu nợ để nhắc nhở những

61

khoản nợ đến hạn của khách hàng cũng như đôn đốc họ trả nợ. Hoạt động của hệ thống này rất quan trọng vì chứng tỏ rằng Ngân hàng :

+ Có hiệu quả trong việc kiểm tra và quản lý tài sản vay + Nghiêm khắc trong hoạt động kinh doanh

+ Muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Việc gửi thư nhắc nhở và tiến hành đòi nợ có tính hệ thống, đúng lúc, được thực hiện đối với tất cả các tài khoản. Trong thông báo, lời lẽ phải lịch thiệp song cũng cần nghiêm khắc, cương quyết yêu cầu khách hàng thanh toán đủ và đúng hẹn .

Ngân hàng luôn duy trì tổ chức phân tích tình hình dư nợ và tình hình dư nợ đến từng xã, từng cán bộ và từng khách hàng. Qua việc phân tích xác định rõ món vay có vấn đề, nợ quá hạn theo mức độ khác nhau ; xác định xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm. Định kỳ hàng tháng ngân hàng chia hoạt động tín dụng ra 4 phần để phân tích và chỉ đạo cụ thể từng phần như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với nợ quá hạn : Tổ chức phân tích từng đối tượng và phân ra 3 loại : loại thu được ngay, loại thu dần một phần và loại khó thu. Từ đó, xác định rõ nguồn thu, biện pháp thu, thời gian thu phù hợp .

+ Đối với nợ sắp đến hạn : Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng trước, tổ chức in ra những món nợ đến hạn của tháng sau , thông báo cho cán bộ tín dụng. Từ ngày 20 đến ngày 25 cán bộ tín dụng đi thâm nhập khách hàng để xác định khả năng thu của từng khách hàng đến hạng tháng sau, từ đó có biện pháp cụ thể đến từng khách hàng, nếu có khó khăn phải báo cáo lãnh đạo để có biện pháp giúp đỡ. Làm tốt phần này đã hạn chế nợ quá hạn phát sinh .

+ Đối với nợ chưa đến hạn : Sẽ tổ chức kiểm tra sau, chú ý những món nợ từ 10 triệu đồng trở lên và tập trung kiểm tra vào hai nội dung chính đó là : Vật tư bảo đảm tiền vay và diễn biến của tài sản thế chấp.

62

Nếu có vấn đề thì xử lý theo các biện pháp tín dụng, giúp đỡ khách hàng sớm khắc phục khó khăn có điều kiện trả nợ Ngân hàng .

+ Đối với các món cho vay mới : Yêu cầu cho vay nghiêm chỉnh, đúng quy trình nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới chất lượng lành mạnh hơn .

Để xử lý những khoản nợ quá hạn cần thực hiện các giải pháp sau

* Đối với nợ quá hạn phải thu ngay : là loại nợ bị quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát, do thu hoạch mùa vụ chậm, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm, do nguyên nhân khách quan như thiên tai mất mùa, cán bộ phải bám sát để theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, cho phép khách hàng được gia hạn nợ. Khi khách hàng có đủ khả năng trả nợ phải thu ngay, thu đủ 100 %. Tuy nhiên, Ngân hàng cần ngăn chặn việc gia hạn nợ tuỳ tiện, gia hạn nhiều lần để chạy theo chỉ tiêu đề ra khi nhận khoán, giấu giếm khuyết điểm. Cán bộ tín dụng phải xác định được các nguồn hoàn trả của hộ vay, nếu điều này không thể thực hiện được thì không được phép gia hạn. Đối với hộ vay có tài sản thế chấp khi gia hạn không đủ giá trị theo quy định thì phải yêu cầu có thêm tài sản thế chấp khác.

* Đối với nợ quá hạn phải thu dần : là loại nợ khách hàng thiếu khả năng thanh toán không đủ tiền trả ngay một lần, cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra nhiều kỳ để khách hàng trả dần, mỗi lần ít nhất 20 % số nợ ghi trên khế ước.

* Đối với nợ khó đòi : Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ quá hạn của ngân hàng cao do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như khách hàng sử dụng sai mục đích vốn vay, kinh doanh kém dẫn đến thua lỗ. Có thể áp dụng các biện pháp như thu giữ tài sản thế chấp, thu hồi sản phẩm vào mùa vụ ...

Một nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ là khách hàng không biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và tiêu thụ ở

63

đâu. Vì vậy nhu cầu tư vấn của khách hàng rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau :

- Ngân hàng chủ động phối hợp cùng các ngành khác tìm các dự án sản xuất, kinh doanh đưa đến cho khách hàng và trợ giúp vốn, cho khách hàng. Ngân hàng giúp khách hàng lập dự án và tính toán khả năng sinh lời của dự án .

- Ngân hàng phối hợp với các cơ quan khoa học, kỹ thuật để giúp tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật sản xuất, về các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh , về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất .

- Ngân hàng tổ chức các lớp đào tạo cán bộ tín dụng về KHKT liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, về pháp luật ... để cán bộ tín dụng trực tiếp tư vấn cho khách hàng.

- Ngân hàng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan đến các hợp đồng sản xuất, kinh doanh, hợp đồng thực hiện dự án khi có nhu cầu .

- Ngân hàng chủ động phối hợp cùng các ngành khác tìm thị trường cung ứng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng thực hiện cho hộ sản xuất vay thông qua các Công ty cung ứng vật tư và tổ chức bao tiêu sản phẩm. Đây là hình thức cho vay gián tiếp đến hộ sản xuất của Ngân hàng, với quy trình tín dụng có cơ cấu ba bên : Ngân hàng, công ty cung ứng vật tư hoặc đơn vị bao tiêu sản phẩm và hộ sản xuất

3.2.5 Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích cho những khách hàng uy tín trả nợ và hoàn vốn nhanh. khách hàng uy tín trả nợ và hoàn vốn nhanh.

Các sản phẩm này vừa khuyến khích hộ sản xuất vay vốn vừa khuyến khích hộ trả nợ đúng kỳ hạn .

Khuyến khích hoàn vốn nhanh : Theo đặc tính này, Ngân hàng định ra một mức lãi xuất cao hơn mức lãi suất vay thông thường. Nếu khách

64

hàng trả gốc và lãi đúng hạn hoặc trước hạn thì vào ngày đáo hạn khách hàng đó sẽ được hưởng 20 % số lãi mà họ đã thanh toán trong Ngân hàng . Yếu tố này thúc đẩy họ thanh toán đúng hạn. Bên cạnh đó, đặc tính này tạo ra sự gặp gỡ thường xuyên giữa Ngân hàng và khách hàng và đến lượt nó sự giao thiệp thường xuyên này giúp Ngân hàng giám sát và đưa ra giải pháp giải quyết nợ khó đòi có thể xảy ra hoặc hỗ trợ khách hàng trong sản xuất .

Cho vay trả góp : Việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn nợ đã không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ, đặc biệt đối với những hộ thu nhập thấp. Vì vậy., Ngân hàng đưa ra phương thức cho vay trả góp, phương thức này cho phép khách hàng trả nợ gốc làm nhiều lần trong kỳ hạn vay. Số lần trả nợ gốc phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập để trả nợ của khách hàng.

Lãi suất linh hoạt : Ngân hàng định ra nhiều mức lãi xuất khác nhau ứng với từng mức tiền vay cụ thể, từng loại hình sản xuất , kinh doanh cụ thể để khuyến khích khách hàng vay vốn tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và của địa phương .

Kết hợp tín dụng với tiết kiệm : Ngân hàng đưa ra sản phẩm tiết kiệm nhằm khuyến khích hộ sản xuất đặc biệt là hộ có thu nhập thấp gửi tiết kiệm và vay vốn hoàn trả đúng hạn, ứng với mỗi số tiền tiết kiệm, khách hàng được vay một hạn mức tín dụng có ưu đãi hơn về lãi suất, thời hạn. Sản phẩm này vừa giải quyết được vấn đề tài sản thế chấp, vừa là một bảo đảm để khách hàng hoàn trả tiền vay đúng hạn, vừa góp phần giúp các hộ sản xuất tiết kiệm tiền nâng cao mức sống, mở rộng sản xuất kinh doanh của họ .

65

3.2.6 Giải pháp tăng cường năng lực thẩm đinh trong món vay hoàn thiện quy trình kinh tế hộ. thiện quy trình kinh tế hộ.

3.2.6.1 Lập kế hoạch cho vay.

Hoạt động cho vay hộ sản xuất tạo ra thu nhập hàng đầu của Ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ cấu vốn đầu tư và được đảm bảo khi có sự lựa chọn khách hàng cẩn thận. Tất cả những điều này nằm trong chính sách cho vay hay kế hoạch chiến lược các hoạt động cho vay của Ngân hàng . Cơ cấu kế hoạch có thể chia ra 2 phần cụ thể là : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định thị trường : Là đề ra phương hướng cho vay của Ngân hàng bao gồm việc lựa chọn các ngành hoặc hoạt động kinh tế có phát triển phục vụ có hiệu quả và lâu dài, hạn chế cho vay ngành kém hiệu quả .

- Thiết lập đường lối tín dụng : Là xác định phương hướng chung phân bổ các khoản cho vay khách hàng thuộc các nhóm ngành. Điều này giúp Ngân hàng phân bổ một cách cân đối cơ cấu đầu tư nhằm đạt được sự tăng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 63 - 79)