Thiết lập phôi và máy

Một phần của tài liệu thiết kế khuôn đúc chân vịt sục khí đảo nước phục vụ trong ngành nuôi trồng thủy sản (Trang 102 - 111)

Trong phần này thì bước thứ 1 và thứ 2 các thao tác giống như bước thứ 1 và thứ 2 của phần lập trình cho khuôn cánh ngoài.

Bước 3: Chọn máy và gốc tọa độ chi tiết.

Thao tác chọn máy thì tiến hành giống như bươc 3. Riêng phần chọn gốc tọa độ khác là chọn gốc tọa độ tại tâm chi tiết. Như hình 4.61

4.1.4.2 Gia công thô. Bước 1: Chọn dao: Bước 1: Chọn dao:

Chọn loại dao: VC-MDL Enmill, Medium cut length, 6 flute, Long shank. Vật liệu: Thép tôi.

Kích thước: Đường kính: 3mm. Chiều dài lưỡi cắt: 8mm.

Chiều dài tổng: 60mm. Đường kính cán dao: 6mm.

Các thao tác tiến hành khai báo dao tương tự như phần gia công khuôn ngoài. Trong bước này do bước 1 tích chế độ cắt ta chọn dao trụ Ø3. Kết quả như hình 4.62.

Hình 4.62 Khai báo dao.

Bước 2: Thiết lập chế độ gia công:

Sau khi thiết lập dao xong hệ thống đưa ra mục khai báo chế độ gia công với chế độ gia công vừa tra được ở bước 1.

Với chế độ cắt như sau:

Chiều sâu cắt: t = 3mm.

Khoảng cách các đường ăn dao: b = 0,06 Tốc độ quay trục chính: n = 2000 vòng/phút.

Hình 4.63 Thiết lập chế độ gia công.

Bước 3: Chọn vùng gia công.

Trên Menu chọn Mill Volume > Extrude tạo khối vừa với chi tiết gia công sau đó chọn lệnh Trim > Pick vào chi tiết > OK > Done. Thực hiện xong quá trình chọn vùng gia công.

Hình 4.65 Vùng gia công. Mô phỏng bằng phần mềm VeriCut:

Hình 4.66 Mô phỏng gia công khuôn trong.

4.1.4.3 Gia công tinh: Bước 1: Chọn dao. Bước 1: Chọn dao.

Chọn loại dao tương tự như dao cầu trong phần gia công tinh khuôn ngoài. Chọn loại dao có tên là: VF-4MB Ball nose, medium cut length, 4 flute.

Vật liệu làm dao: Thép tôi (55HRC)

Kích thước dao: Đường kính ø3. Chiều dài cắt 8 mm. Chiều dài dao 70 mm. Đường kính cán dao ø6. Số lưỡi dao 4.

Trên menu NC Sequence > New Sequence > Machining > Surface Mill > Done. Trên menu Seq Setup chọn các mục Tool, Parameters, Retract, Surface và Define Cut sau đó chọn Done.

Hình 4.67 Các thao tách chọn chế độ gia công. Khai báo chọn dao chọn dao Ø 3. Kết quả như hình 4.55.

Hình 4.68 Khai báo dao.

Bước 2: Thiết lập chế độ gia công.

Tương tự như bước 3 phần gia công tinh khuôn ngoài. Với chế độ cắt như sau:

Tốc độ chạy dao: Sn = 1000mm/phút. Chiều sâu cắt t = 0.1mm.

Chiều rộng gia công: b = 0.05mm.

Tốc độ quay trục chính: n = 2000 vòng/phút.

Bước 3: Chọn vùng gia công:

Tiếp tục thực hiện các bước như sau: chọn Select Srfs > Add > Copy > Done > Quilt Surfs > Query Sel nhấp con trỏ ở vị trí như hình dưới. Xuất hiện hộp thoại Query Bin thực hiện chọn sau đó nhấn Accept để chấp nhận.

Hình 4.70 Chọn vùng gia công.

Sau khi chọn xong vùng gia công là kết thúc quá trình lập trình gia công có thể mô phỏng để quan sát các chuyển động của dao để từ đó đưa ra cách hiệu chỉnh tốt nhất.

Bước 4: Xuất file NC.

Các thao tác để xuất file NC tương tự như xuất file NC của phần gia công khuôn ngoài.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Kết luận:

Chân vịt sục khí đảo nước được dùng trong nuôi trong thủy nhằm đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong nước ở một mức cần thiết, tạo dòng chảy lưu động trong ao giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay trên thị trường chỉ có loại chân vịt sục khí đảo nước bằng kim loại gia thành cho nên ít được các người nuôi trồng thủy sản dung trong nuôi trồng. Do đó đề tài của em nghiên cứu thiết kế khuôn đúc chân vịt bằng vật liệu composite nhằm làm giảm các hạn chế của chân vịt bằng kim loại nhưng không làm giảm đặc tính làm việc so với chân vịt bằng kim loại.

Qua thời gian nỗ lực thực hiện đề tài đến nay em đã hoàn thành xong đề tài của mình với kết quả như sau:

- Đã mô hình hóa chân vịt sục khí đảo nước bằng phần mềm CAD/CAM Pro/ENGINEER. Chân vịt đảo khí sục nước gồm hai tầng cánh: tầng cánh ngoài có tác dụng đảo nước, tầng cánh trong có tác dụng sục khí.

- Đã thiết kế khuôn dùng để đúc chân vịt đảo nước sục khí bằng phần mềm Pro/ENGINEER. Khuôn bao gồm bốn mảnh với hai nửa khuôn cánh ngoài và hai nửa khuôn cánh trong. Vật liệu dùng để đúc chân vịt đảo nước sục khí là …

- Đã lập trình quy trình công nghệ gia công các chi tiết chính của khuôn đã thiết kế và lập trình CAM gia công các mảnh của khuôn đúc bằng phần mềm Pro/ENGINEER. Các mảnh khuôn này sẽ được gia công trên máy phay CNC 3 trục với các chương trình NC đã được xuất khi lập trình. Các thông số chế độ cắt dùng cho việc lập trình gia công được tra từ catalog của nhà sản xuất dao đã chọn cho gia công trên máy CNC.

Đề xuất ý kiến:

Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện em có ý kiến chủ quan sau: - Cần chế tạo khuôn và tiến hành đúc thử nghiệm chân vịt đảo nước sục khí, từ đó có thể đánh giá về tính công nghệ của khuôn cũng như chất lượng của việc chế tạo khuôn đúc.

- Cần đánh giá độ bền của bộ khuôn thông qua các tính toán bền cho các chi tiết của khuôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Đắc Lộc (2007), Sổ tay Công nghệ chế tạo máy tập1,2, Nhà Xuất bản Khoa học-Kỹ thuật.

2. GS.TS Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

3. Trần Thế San – TS. Nguyễn Ngọc Phương, Sổ tay lập trình CNC,

Nhà xuất bản Đà Nẵng.

4. Lê Trung Thực – Đặng Văn Nghìn, Hướng dẩn thiết kế đồ án môn

học Công Nghệ Chế Tạo Máy ,Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.

5. Nguyễn Ngọc Đào-Trần Thế San-Hồ Viết Bình, Chế độ cắt gia

Một phần của tài liệu thiết kế khuôn đúc chân vịt sục khí đảo nước phục vụ trong ngành nuôi trồng thủy sản (Trang 102 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)