• Bước 1: Tạo 3 đường cong 3D bằng lệnh tạo đường Curve.
Sau đó nhập lần lượt các hàm sau trong chương trình tạo đường cong 3D trong From Equation:
Hàm 1 (dành cho đường Curve 1 – đường Curve sát củ cánh bơm). r = 25
theta = t*1000 z = t*43 + 4
Hàm 2 (dành cho đường Curve 2 – đường Curve giữa). r = 38.5
theta = t*1000 z = t*25 + 15.5
Hàm 3 (dành cho đường Curve 3 – đường ở mép cánh). r = 55
theta = t*1000 z = t*8+ 19.
Sau khi xong được 3 đường cong như hình 2.3 :
Hình 2.3 Ba đường cong của cánh.
• Bước 2: Ta tiến hành tạo các mặt bao quanh cho cánh bằng lệnh Boundaries.
Chọn lần lượt từng đường cong một từ số 1 tới số 3.
Hình 2.4 Mặt cánh.
• Bước 3: Tiếp theo hiệu chỉnh mặt thành khối rắn. Có thể dung lệnh
Hình 2.5 Cánh sau khi tạo khối.
• Bước 4: Tạo củ chân vịt bằng lệnh Extrude với đường kính củ là
50mm. chiều cao của củ là 62mm.
• Bước 5: Tạo 2 cánh còn lại xung quanh củ chân vịt bằng lệnh Pattern. Cánh
vừa tạo xoay quanh trục CS0 một góc 1200 ta đã tạo thêm được hai cánh bơm nữa kết quả như hình 2.6.
Hình 2.7 Cánh ngoài của chân vịt.
• Bước 6: Dùng lệnh Extrude cắt phần củ chi tiết đạt kích thước Ø30.
Tạo phần củ trong Ø20 và lỗ là Ø20. Kết quả như hình 2.8.
• Bước 7: Vẽ đường thẳng để tạo đường dẫn vẽ cánh sục khí phía trong
với các kích thước như hình 2.9.
Hình 2.9 Kích thước cánh trong.
• Bước 8: Tạo khối cánh trong dùng lệnh Sweep quét một thiết diện dọc
theo chiều dài của đường thẳng vừa tạo với kích thước tiết diện 10x3. Kết quả ta được như hình 2.10.
• Bước 9: Tạo hai cánh còn lại với khoảng lệch nhau là 1200 dùng lệnh
Pattern để tạo 2 cánh.Kết quả được như hình 2.12.
• Sau khi tạo hoàn thành xong cánh tiến hành hiệu chỉnh cánh bo tròn các
cạnh của cánh có tác dụng giảm ứng suất tại vị trí liên kết, dễ dàng thoát khuôn khi đúc kết quả được như hình 2.13.
Hình :2.12 Chân vịt hoàn chỉnh.
Sau khi hoàn thành xong các bước ta có được mô hình chân vịt đảo nước sục khí tiếp theo tiến hành mô phỏng tách khuôn.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ KHUÔN CHÂN VỊT ĐẢO NƯỚC SỤC KHÍ