- Yếu tố công nghệ và kỹ thuậ t: đóng vai trò khá quan trọng trong dịch vụ chuyển phát nhanh Sự bùng nổ công nghệ thông tin trong những năm gần đây như
8. CL lược mở rộng thị trường cuả đối thủ 24 8 36 9 Sự xuất hiện của các đối thủ mới 1 3 3 2
10. Nhu cầu dịch vụ trọn gói của khách
hàng 1 1 1 4 4
TỔNG CỘNG ĐIỂM HẤP DẪN 131 96
Lựa chọn giải pháp WT(1) , sát nhập, chuyển sang Direct-Serve vì có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) cao hơn. TAS = 131.
3.3. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược 3.3.1. Giải pháp chiến lược 3.3.1. Giải pháp chiến lược
a). Chiến lược phát triển thị trường – S1,2,3,5 + O2,4
Số lượng các công ty hoạt động tại khu chế xuất, khu công nghiệp ngày một gia tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, việc đem hàng hoá ra vào Khu chế xuất có nhiều hạn chế, nhu cầu của khách là có dịch vụ phục vụ trực tiếp tại những nơi này . FedEx mở rộng dịch vụ trực tiếp tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và Khu công nghệ cao sẽ đón đầu và phục vụ tại chổ cho các khách hàng tại đây. Chiến lược này có thể thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 : tập trung phát triển cho hàng xuất.
- Giai đoạn 2 : mở thêm dịch vụ hậu cần để thực hiện dịch vụ trọn gói cho hàng nhập. Trong thời gian FedEx chưa được Việt Nam cấp giấy phép làm dịch vụ này thì có thể tìm các đối tác để thực hiện. Các đối tác này là các Customs Broker, những đơn vị có thể thay mặt khách hàng để hoàn tất các thủ tục Hải quan.
Cần lưu ý chiến lược này cũng được lưu tâm bởi đối thủ cạnh tranh, vì vậy triển khai dịch vụ trực tiếp tại Khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao cần được xem xét khẩn trương.
b). Chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh – W1,4 + O1,2,4
Đưa máy bay FedEx vào Hà Nội trực tiếp, không dùng các chuyến bay thương mại nữa. Với kế hoạch chuyển HUB khu vực Châu Á về Trung Quốc năm 2008 , sẽ tạo nhiều thuận lợi cho thời gian vận chuyển khi đưa máy bay FedEx vào Hà Nội, điều này giúp tăng cường đáng kể năng lực cạnh tranh của dịch vụ FedEx tại Hà Nội. Cả hàng xuất và hàng nhập sẽ được chuyển đi và đến nhanh hơn tối
thiểu là 1 ngày. Mở chuyến bay sang Hà Nội cũng đồng nghĩa phát triển thêm các sản phẩm mới tại Hà Nội như IPF, IPD, IE, TPC11. Khi có chuyến bay trực tiếp vào Hà Nội sẽ giải quyết được tình trạng quá tải của chuyến bay tại Tp.Hồ Chí Minh hiện nay, bình quân mỗi ngày FedEx phải giữ lại hoặc chuyển qua máy bay thương mại một tấn hàng. Như vậy, chiến lược này cũng sẽ giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh cho dịch vụ FedEx tại Tp.Hồ Chí Minh vì đáp ứng được nhu cầu gửi hàng của khách.
c). Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm – S1,2,3,4 + T1,3
Việc cạnh tranh bằng giá cả sẽ tạo khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi giá trị cao như dịch vụ chuyển phát nhanh, do vậy thay vì cạnh trạnh bằng giá thì nên cạnh tranh bằng sực khác biệt hóa sản phẩm. Đó là dịch vụ đặc biệt cho hàng chuyển đến Mỹ. Nhu cầu khách gửi hàng may mặc, hàng điện tử, hàng nông sản sẽ tăng cao trong thời gian tới. FedEx có lợi thế hẳn cho dịch vụ sang Mỹ vì có mạng lưới FedEx phát triển mạnh tại đó, hệ thống vận chuyển đa phương tiện, có nhiều dịch vụ đáp ứng những nhu cầu đặc biệt nhất của khách hàng, thời gian cắt hàng đi Mỹ tại Việt Nam là trễ nhất so với các dịch vụ khác, FedEx có dịch vụ FedEx Trade giúp thông quan hàng nhanh chóng, có chính sách thanh toán linh hoạt, chấp nhận gửi theo hình thức collect, đồng thời ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin trong Automation và lợi thế về mạng lưới phục vụ của FedEx tại Mỹ, tạo nên dịch vụ đặc biệt tiện lợi nhất và nhanh nhất cho hàng hóa nhập vào Mỹ. Khách sẽ không phải bận tâm bất cứ điều gì về chất lượng khi sử dụng dịch vụ này.
d). Chiến lược sát nhập – chuyển sang Direct Serve- W1,2,3 + T3,4
11