MÔ TẢ VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VÀ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010 (Trang 69 - 91)

NGƢỜI DÂN VÀ MỘT SỐ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ BỆNH DẠI VÀ PHÕNG CHỐNG BỆNH DẠI TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2011.

3.3.1. Kiến thức về bệnh dại và phòng chống bệnh dại

Ngƣời dân có kiến thức về bệnh dại và phòng chống bệnh dại tốt sẽ chủ động phòng chống bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng, tránh đƣợc những tử vong đáng tiếc. Qua phỏng vấn nhận thấy các đối tƣợng đều có kiến thức cơ bản về bệnh dại:

“Theo tôi bệnh dại rất nguy hiểm, do chó mèo là động vật truyền chủ yếu, truyền qua vết cắn, bệnh có thể phòng được” (Ngƣời dân xã Yên Phú,

nam, 40 tuổi).

Tuy nhiên sự nhận biết về bệnh dại của một số ít ngƣời dân còn chƣa đúng, nhầm lẫn giữa mắc dại và phơi nhiễm với vi rút dại:

“Khi mới mắc dại có chữa được bằng thuốc nam, khi mắc dại không

chữa kịp thời dễ gây tử vong” (Ngƣời dân xã Yên Phú, nữ, 35 tuổi).

“Khi mắc dại có chữa được với điều kiện chưa lên cơn” (Ngƣời dân xã

Nhân Mục, nữ, 54 tuổi).

“Khi mắc bệnh dại có thể chữa được bằng cách tiêm phòng dại”

(Ngƣời dân xã Nhân Mục, nữ, 37 tuổi).

Biểu hiện của bệnh dại ở động vật và ở ngƣời hầu hết các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đều nắm đƣợc. Đa số các gia đình đều nuôi chó mèo nên các biểu hiện của chó mèo nghi dại mọi ngƣời đều nhận thấy, hơn nữa qua công tác truyền thông của Y tế, Thú Y, chính quyền địa phƣơng và qua đài báo, ti vi thì những biểu hiện của bệnh dại ở chó mèo cũng nhƣ ở ngƣời các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đều nhận biết đƣợc.

Tình hình bệnh dại tại địa bàn huyện Hàm Yên vẫn diễn biến phức tạp, hàng năm đều có ngƣời tử vong nghi do bệnh dại. Những năm trƣớc đây, đặc biệt là năm 2004 có đến 20 ngƣời tử vong do bệnh dại/năm, những năm tiếp theo đều có bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại. Từ tháng 1 - 5/2011 đã có thêm 03 trƣờng hợp tử vong nghi do bệnh dại (nguồn Trung tâm Y tế Hàm Yên). Đây là mối lo ngại cho nhân dân, là vấn đề Y tế cần đƣợc quan tâm đúng mức. Bệnh dại ở súc vật tập trung chủ yếu ở một số xã nhƣ Thái Hòa, Yên Phú, Tân Thành, song song là các ca bệnh tử vong do bệnh dại cũng ở tại các xã có súc vật nghi dại này.

Nhận định về bệnh dại tại địa bàn huyện có nhiều quan điểm khác nhau tùy từng vị trí công tác, song nhận định đa số là tỷ lệ tử vong do dại 5 năm trƣớc đây và hiện nay là còn cao, là nơi có bệnh dại lƣu hành nếu không làm tốt công tác PCBD thì có thể bùng phát thành dịch. Nhƣng nếu làm tốt công tác PCBD ở địa phƣơng, nhận thức và ý thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên thì bệnh dại mới có thể giảm xuống đƣợc.

“Bệnh dại 5 năm trước đây cao, hiện nay đã giảm đi nhiều do trình độ

hiểu biết và được tiêm phòng đầy đủ” (Bác sỹ điều trị bệnh dại BVĐK Hàm

Yên, nam, 43 tuổi).

“Năm năm trước đây và hiện nay bệnh dại ở người tại địa phương là cao, những năm tới có xu tăng nếu không làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống bệnh” (cán bộ huyện đoàn Hàm Yên, nữ, 33 tuổi).

“Năm năm trước đây bệnh dại ở địa phương cao, những năm tới bệnh dại sẽ thấp do nhận thức của nhân dân được nâng lên, đã tiêm phòng dại cho đàn chó” (cán bộ phòng nông nghiệp huyện, nữ, 47 tuổi).

“Bệnh dại 5 năm trước đây và hiện nay là cao, do ở vùng có bệnh dại

lưu hành nên có thể bùng phát thành dịch bất kỳ lúc nào” (cán bộ Trạm Y tế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình bệnh dại tại địa bàn huyện trong những năm trƣớc đây, qua nhận định của một số đối tƣợng phỏng vấn đều cho rằng là do tỷ lệ tiêm phòng cho chó còn thấp, ngƣời dân chủ quan không đi tiêm vắc xin phòng dại khi bị chó mèo cắn:

“Do chủ quan của người dân không tiêm phòng cho chó, khi bị chó cắn không đi tư vấn và tiêm phòng. Công tác tuyên truyền chưa tốt” (cán bộ UBND xã Yên Phú, nam, 32 tuổi).

“Do tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó đạt thấp” (cán bộ phòng nông

nghiệp huyện Hàm Yên, nữ, 47 tuổi).

3.3.2. Thái độ về bệnh dại và phòng chống bệnh dại:

Các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn đều nhận thấy đây là bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con ngƣời nên khi bị chó mèo cắn đều có thái độ xử lý vết thƣơng và đến cơ sở Y tế để tƣ vấn và tiêm phòng. Trƣớc ngƣời bệnh bị chó mèo cắn cán bộ Y tế sẵn sàng giúp đỡ và xử lý vết thƣơng, tƣ vấn cho ngƣời bệnh.

“Theo dõi chó và đi tiêm phòng” (Ngƣời dân xã Yên Phú, nữ, 51 tuổi)

“Động viên tinh thần, xử lý vết thương, tư vấn cho bệnh nhân hiểu và chuyển bệnh nhân đến TTYT huyện để tư vấn và tiêm phòng càng sớm càng tốt” (cán bộ Trạm Y tế xã Phù Lƣu, nam, 40 tuổi).

“Phải giúp đỡ họ xử lý vết thương rồi tư vấn cho họ đến cơ sở y tế để tiêm phòng vì không chắc chắn là chó mèo đó có bị dại hay không thì ta phải xử lý như vậy để hạn chế vi rút xâm nhập vào máu” (cán bộ Trạm Y tế thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trấn Tân Yên, nữ, 52 tuổi).

Một số ngƣời dân có thái độ xử lý khi thấy súc vật bị dại theo qui định của Thú y:

“Tôi sẽ gọi ngay cán bộ thú y đến xem xét con chó có bị dại hay không vì bị dại sẽ nguy hiểm đến tính mạng” (Ngƣời dân xã Nhân Mục, nam, 40 tuổi).

“Đập chết nếu không nó cắn người, báo thú y xã xem chó mèo bị bệnh gì” (Ngƣời dân xã Yên Phú, nam, 52 tuổi).

Tuy nhiên, do việc triển khai thực hiện Nghị định 05/2007 rộng khắp nên ngƣời dân chƣa báo với cán bộ thú y của địa phƣơng:

“Đập chết chó đem chôn, chưa thấy ai tuyên truyền là phải báo Thú y”

(Ngƣời dân xã Nhân Mục, nữ, 47 tuổi).

Tất cả các cán bộ chủ chốt đƣợc phỏng vấn đều hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác PCBD bởi sự nguy hiểm của bệnh. Đứng trƣớc tình hình bệnh dại tại địa phƣơng, các cấp chính quyền, các ban ngành đều đƣa ra các biện pháp PCBD.

“Tuyên truyền giáo dục cho người dân về nuôi chó mèo theo Nghị định

của Chính phủ. Tuyên truyền cho người bị chó mèo cắn biết cách xử lý vết thương và đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng.

Cần xây dựng kế hoạch PCBD cụ thể, giám sát chặt chẽ bệnh dại tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ với thú y trong công tác PCBD” (cán bộ

TTYT huyện, nam, 47 tuổi).

“PCBD có tầm quan trọng rất lớn bởi nó ảnh hưởng đến tính mạng,

sức khỏe của người dân, tránh gây hoang mang tư tưởng, thiệt hại về kinh tế của người dân” (cán bộ UBND xã Yên Phú, nam, 32 tuổi).

3.3.3. Thực hành về phòng chống bệnh dại:

Khi bị chó mèo cắn, việc xử lý vết thƣơng ban đầu đúng cách làm giảm bớt phần nào lƣợng vi rút có tại vết thƣơng. Khi đƣợc hỏi về việc này hầu hết các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn trả lời đúng cách nhƣ rửa dƣới vòi nƣớc, rửa bằng xà phòng đặc nhiều lần, bôi các thuốc sát trùng. Tuy nhiên còn một số ít ngƣời dân khi xử lý vết thƣơng còn chƣa đúng:

“Rửa vết thương bằng xà phòng, bóp nặn máu, bôi dầu phật linh vào”(Ngƣời dân xã Yên Phú, nữ, 51 tuổi).

“Bóp máu độc ở vết thương ra, rửa bằng xà phòng, băng bó vết thương lại” (Ngƣời dân xã Nhân Mục, nữ, 54 tuổi).

Mặc dù Nghị định số 05/2007/NĐ - CP của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật và ngƣời đã đƣợc ban hành và phổ biến tới các ban ngành có liên quan và ngƣời dân nhƣng việc thực hiện của ngƣời dân chƣa triệt để vì nhiều lý do. Các hộ gia đình hầu hết đều nuôi chó mèo, nhƣng lại không nhốt, xích, rọ mõm, chỉ tiêm phòng khi xã triển khai. Khi chó mèo bị ốm hoặc nghi dại thƣờng xử lý bằng cách đập chết đem chôn, ăn thịt hoặc đem bán cho thợ giết mổ chó, không báo cáo với chính quyền địa phƣơng bao giờ. Đây là mối nguy hiểm rất lớn cho ngƣời dân nhƣng do ý thức, thói quen nên nguy cơ mắc bệnh dại cho ngƣời dân khó tránh khỏi.

“Đập chết đem chôn, sợ nó cắn người, thường ở đây không báo cho ai”(Ngƣời dân xã Yên Phú, nam, 40 tuổi).

“Đập chết đem chôn, chưa thấy ai tuyên truyền là phải báo Thú y, nhà tôi nuôi một con chó chưa được nghe thấy là nuôi chó phải thực hiện theo qui định của thú y, chỉ có trưởng thôn báo đi tiêm phòng cho chó” (Ngƣời dân xã Nhân Mục, nữ, 47 tuổi).

“Gia đình nuôi 5 con chó nhưng không nhốt, không có rọ mõm vì đã được tiêm phòng hàng năm, không đăng ký nuôi vì chưa thấy tuyên truyền và chưa bắt buộc, cả xóm đều nuôi như vậy” (Ngƣời dân xã Nhân Mục, nữ, 35 tuổi).

“Gia đình tôi nuôi 5 con chó, không nhốt xích, chó lành nên thả rông”(Ngƣời dân xã Nhân Mục, nữ, 37 tuổi).

“Có nghe nhưng không phải con nào cũng xích được, đã tiêm phòng rồi thì không sợ nữa” (Ngƣời dân xã Yên Phú, nam, 52 tuổi).

“Có nghe tuyên truyền nhưng chỉ thực hiện tiêm phòng, xích là do sợ mất chó thôi” (Ngƣời dân xã yên Phú, nam, 40 tuổi).

“Thực hiện Nghị định 05/2007 của Chính phủ thì người dân không thực hiện, chấp hành chưa nghiêm”(cán bộ Trạm thú y huyện, nữ, 54 tuổi).

“Thực hiện không đúng qui định, không đăng ký với UBND xã, phổ biến là thả rông ngoài đường, không có rọ mõm” (cán bộ huyện đoàn, nữ, 33 tuổi).

Việc tiêm phòng cho đàn chó đã thực hiện nhiều năm nay, song tỷ lệ tiêm phòng đạt rất thấp. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành của ngƣời dân còn kém, nguồn lực và kinh phí cho công tác này thiếu.

“Kế hoạch đề ra là tiêm phòng 100%, nhưng vài năm nay chỉ đạt 30 - 40%, không có sự hợp tác của người dân vì mất tiền là họ không tiêm, cán bộ thú y nể nang, dân họ nói “muốn tiêm thì bắt lấy mà tiêm”, tiền công cho cán bộ đi tiêm không có, không có trang bị bảo hộ, chỉ có dụng cụ tiêm phòng do dự án CRIP cấp cho” (cán bộ UBND xã Phù Lƣu, nam, 32 tuổi).

“Xã Thái Hòa đến nay mới thực hiện tiêm được 70% kế hoạch đặt ra trong năm nay, khó khăn là do chó nuôi thả rông, khi đến tiêm thì chủ hộ không có nhà, cũng có nhà chủ không bắt được chó để tiêm phòng. Tiền vắc xin không được hỗ trợ, không có tiền công tiêm, cán bộ thú y mỗi đợt tiêm phải đi hàng tháng, trang bị bảo hộ không có, phích đựng vắc xin thì đi mượn” (cán bộ UBND xã Thái Hòa, nam, 49 tuổi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình bệnh dại ở động vật tại địa bàn huyện luôn là vấn đề đƣợc quan tâm, các cấp chính quyền huyện Hàm Yên đã trú trọng công tác PCBD cho đàn chó mèo. Nhƣng huyện Hàm Yên hàng năm vẫn phát hiện nhiều nơi có chó chết nghi dại, tỷ lệ chó đƣợc tiêm phòng còn rất thấp so với kế hoạch hàng năm đặt ra, năm 2010 chỉ đạt 45,4%.

Trạm thú Y huyện chƣa nắm rõ đƣợc tình hình bệnh dại ở đàn chó mèo kịp thời để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền xin ý kiến xử lý kịp thời những nơi có động vật nghi dại, chƣa triển khai và quán triệt một cách triệt để Nghị định 05/2007 của Chính phủ, chƣa có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các trƣờng hợp vi phạm do vậy bệnh dại ở chó mèo vẫn tồn tại.

“Nếu đúng theo qui định thì khi người dân báo lên xã, xã báo lên Trạm thú y huyện thì Trạm thú y huyện xuống cơ sở để nắm tình hình, sau đó báo

cáo UBND huyện và Chi cục Thú Y tỉnh, nhưng chưa có báo cáo bao giờ các trường hợp động vật nghi dại tại địa phương mình cả, thường thì người dân tự xử lý đập chết hoặc mổ thịt ăn rồi cán bộ thú y mới biết” (cán bộ thú y

huyện, nữ, 54 tuổi).

Là huyện trọng điểm về bệnh dại nên công tác PCBD đƣợc các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể rất quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch, giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh tại địa phƣơng, tuyên truyền về bệnh dại cho cộng đồng.

Nắm rõ nguyên nhân của tình hình bệnh dại tại địa phƣơng, các biện pháp cụ thể để PCBD ở ngƣời và súc vật đƣợc các đối tƣợng phỏng vấn đƣa ra rất cụ thể:

“Hiện nay chúng tôi đang xây dựng kế hoạch thực hiện đợt cao điểm phòng chống bệnh dại ở động vật năm 2011, tiêm phòng 100% cho đàn chó ở 5 xã trọng điểm. Giao cho TTYT huyện tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về bệnh dại và cách phòng tránh, có ý thức khi bị chó mèo cắn phải đi tiêm phòng, từ sự hiểu biết này công tác PCBD ở động vật sẽ có hiệu quả hơn. Đồng thời thành lập đội xung kích xử lý chó thả rông, xử lý các hộ vi phạm qui định về nuôi chó mèo” (cán bộ UBND huyện, nam, 39 tuổi).

“Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh dại, không nuôi chó thả rông, tiêm phòng theo định kỳ cho 100% đàn chó mèo nuôi”

(cán bộ UBND xã Đức Ninh, nam, 41 tuổi).

Qua những ý kiến trên thấy rằng cần có sự phối hợp tốt giữa ngành Y tế, Thú y, các ban ngành đoàn thể, làm tốt công tác phòng chống bệnh dại, từ đó kiến thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên, công tác PCBD mới có hiệu quả.

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CÁC TRƢỜNG HỢP TIÊM VẮC XIN PHÕNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI TẠI TỈNH XIN PHÕNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 2001 - 2010

4.1.1. Phân bố bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo nhóm tuổi, giới

Tính cảm thụ với bệnh dại ở ngƣời là nhƣ nhau, không khác nhau về tuổi, giới. Hiện nay chƣa biết rõ là có miễn dịch tự nhiên ở ngƣời và động vật hay không, ngƣời chỉ thu đƣợc miễn dịch sau khi tiêm đủ liều vắc xin dại.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy phân bố tiêm ở nhóm tuổi < 15 là tƣơng đƣơng so với nhóm tuổi ≥15 (theo cơ cấu độ tuổi dân số của tỉnh, độ tuổi < 15 bằng khoảng 1/2 độ tuổi ≥15). So sánh với nghiên cứu của Trịnh Văn Hùng năm 1994 tại Bắc Thái cũng cho kết quả tƣơng tự [14]. Còn nghiên cứu của Vũ Thị Lâm Bình năm 2010 thì kết quả ở nhóm tuổi <15 cao hơn nhóm tuổi ≥15 [2]; Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 ở các nƣớc châu Á: độ tuổi <15: từ 40 - 60% [55].

Lý do trẻ ở nhóm tuổi <15 tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại cũng tƣơng đƣơng so với nhóm tuổi ≥15, có thể là do các em chƣa có ý thức về bệnh tật, do tính hiếu động thích đùa nghịch với con vật nuôi trong nhà nên các em dễ bị chó mèo cắn.

Bệnh nhân đến tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ở nam giới cao hơn nữ giới, sự khác biệt giữa hai giới có ý nghĩa thống kê. So sánh với nghiên cứu Trịnh Văn Hùng năm 1994 cũng có kết quả nhƣ của chúng tôi [14]. Kết quả của Vũ Thị Lâm Bình năm 2010 thì kết quả tiêm ở nam giới và nữ là nhƣ nhau [2]; Võ Thị Xuân Dung năm 2006: nam cao hơn nữ [6]; Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới 2010 tại châu Á và châu Phi tỷ lệ tiêm ở nam giới cao hơn nữ giới [51]; Ly S và cộng sự năm 2009 ở Campuchia: nam 51,8%, nữ 48,2% [36].

4.1.2. Phân bố BN tiêm VX phòng dại và HTKD tại 6 điểm tiêm phòng

Từ 2001 - 2010 số bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại toàn tỉnh là 29.113 bệnh nhân, trung bình có 2.911 bệnh nhân/năm. Tại Phòng khám Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là 9.272 bệnh nhân. Đây là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh tiêm cả huyết thanh kháng dại và vắc xin. Những bệnh nhân có tiền sử về vị trí cắn, số lƣợng, mức độ vết cắn, tình trạng con vật lúc cắn ngƣời trong chỉ định dùng cả huyết thanh và vắc xin đều đƣợc tƣ vấn chuyển về Phòng khám Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để tiêm huyết thanh và vắc xin kịp thời.

Đứng thứ hai là huyện Hàm Yên, là huyện có số bệnh nhân tử vong cao nhất trong cả tỉnh. Số bệnh nhân đến tiêm nhiều thƣờng vào khoảng từ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010 (Trang 69 - 91)