PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010 (Trang 37 - 47)

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang hồi cứu số liệu kết hợp hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.

2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Nghiên cứu định lƣợng:

+ Từ 2001-2010 tại Tuyên Quang có 29.113 bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại đƣợc thống kê báo cáo.

+ Từ 2001-2010 có 93 bệnh nhân tử vong do bệnh dại đƣợc điều tra và báo cáo sau khi bệnh nhân tử vong.

* Bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm): Tất cả những bệnh nhân bị chó mèo cắn hoặc tiếp

xúc với nguồn truyền bệnh dại đến tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại tại 6 điểm tiêm phòng.

* Định nghĩa bệnh nhân tử vong do bệnh dại: Tất cả những bệnh nhân tử

vong đƣợc chẩn đoán lâm sàng nghi do bệnh dại, có các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại, có tiền sử bị chó mèo cắn hoặc tiếp súc với nguồn truyền bệnh dại.

Nghiên cứu định tính:

TT Đối tượng phỏng vấn sâu Cỡ mẫu

1 Cán bộ chính quyền huyện và xã 8

2 Cán bộ TTYT huyện làm công tác phòng chống bệnh dại 2 3 Cán bộ y tế điều trị bệnh dại tại Bệnh viện huyện Hàm Yên 2

4 Trƣởng trạm Y tế xã 4

5 Cán bộ Thú y huyện và xã 5

6 Ngƣời dân tại 2 xã (1 xã có ngƣời bị bệnh dại và 1 xã không) 10

Tổng số người PVS 31

Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu có chủ đích đối với các đối tƣợng nghiên cứu: cán bộ chính quyền huyện và xã, cán bộ TTYT huyện làm công tác phòng chống bệnh dại, cán bộ Y tế điều trị bệnh dại tại Bệnh viện huyện Hàm Yên, Trƣởng trạm Y tế xã, cán bộ Thú y huyện và xã là các cán bộ quản lý công tác PCBD trên địa bàn huyện.

Ngƣời dân đang cƣ trú ở 2 xã, thời gian cƣ trú ít nhất 1 năm tính tới thời điểm nghiên cứu: một xã có ngƣời tử vong do bệnh dại và một xã không có ngƣời tử vong do bệnh dại.

Các bƣớc tiến hành thu thập thông tin: nghiên cứu viên gặp trực tiếp đối tƣợng nghiên cứu trình bày lý do nghiên cứu và xin phép đƣợc phỏng vấn sâu, đồng ý trả lời phỏng vấn.

Có 31 cuộc phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện trong nghiên cứu này, thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn là 30 - 45 phút, thực hiện phỏng vấn khi đƣợc sự sắp sếp thời gian của đối tƣợng nghiên cứu.

Để đảm bảo chất lƣợng của việc thu thập thông tin, nghiên cứu viên sử dụng giấy bút, sổ sách để ghi chép các thông tin, nghiên cứu viên là ngƣời trực tiếp tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu.

2.3.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu

Các biến số, chỉ số nghiên cứu mục tiêu 1 và 2: Nghiên cứu định lượng

Mục tiêu Tên biến số và nhóm biến số Chỉ số/ định nghĩa

Phương pháp thu thập

Thông tin chung

Tuổi Phân bố theo nhóm tuổi: < 15 tuổi, ≥ 15 tuổi Hồi cứu số liệu từ báo cáo, sổ theo dõi tiêm VX phòng dại và HTKD, phiếu điều tra BN tử vong do bệnh dại đƣợc TTYT dự phòng tỉnh, huyện/thành phố cung cấp Giới Phân bố theo giới: Nam, Nữ

Nghề nghiệp Phân bố theo nghề nghiệp: Nông dân, cán bộ, buôn bán (mổ chó, buôn bán chó), học sinh, khác

Dân tộc Phân bố theo dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Cao lan, dân tộc khác

Trình độ học vấn Phân bố theo trình độ học vấn: Mù chữ, Tiểu học và Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trở lên Mục tiêu 1: Mô tả một số Bệnh nhân tiêm VX và HTKD theo 6 điểm tiêm phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD tại 6 điểm tiêm của tỉnh

Hồi cứu số liệu từ báo cáo, sổ theo Bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo năm Tỷ lệ BN đến tiêm vắc xin phòng dại và HTKD/100.000 dân/năm Bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tháng

Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tháng

đặc điểm dịch tễ các trƣờng hợp tiêm VX phòng dại và HTKD 2001 - 2010 Thời gian BN đến tiêm kể từ khi bị súc vật cắn

Phân bố BN đến tiêm vắc xin phòng dại và HTKD: < 15 ngày, ≥ 15 ngày dõi tiêm VX phòng dại và HTKD do TTYT dự phòng tỉnh, huyện cung cấp Báo cáo thống kê của Trạm thú y 6 huyện/thành Loại súc vật cắn Phân bố BN tiêm vắc xin

phòng dại và HTKD theo loại súc vật cắn: chó, mèo, chuột- tiếp xúc

Vị trí vết cắn Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo vị trí vết cắn: Đầu mặt cổ, thân, tay, chân

Tình trạng con vật

lúc cắn ngƣời Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tình trạng con vật lúc cắn: bình thƣờng, ốm, chạy rông - mất tích Tình hình nuôi và tiêm phòng cho đàn chó tại 6 huyện/thành 2010 Tỷ lệ % hộ gia đình nuôi chó/tổng số hộ dân. Tỷ lệ % đàn chó đƣợc tiêm phòng vắc xin dại/tổng số đàn chó nuôi. Bệnh nhân tử vong theo địa dƣ

Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo huyện/thành phố Bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo năm Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại/100.000 dân/năm Bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo tháng

Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo tháng

Mục tiêu 2: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh nhân tử vong do bệnh dại tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010

Loại súc vật cắn Phân bố bệnh nhân tử vong theo loại súc vật cắn: Chó, mèo, khác Hồi cứu số liệu từ phiếu điều tra BN tử vong do bệnh dại, báo cáo, danh sách BN tử vong do TTYT dự phòng tỉnh, huyện/thành phố cung cấp Vị trí vết cắn Phân bố bệnh nhân tử vong

theo vị trí vết cắn: đầu mặt cổ, thân, tay, chân, khác

Số lƣợng vết cắn Phân bố bệnh nhân tử vong theo số lƣợng vết cắn 1 vết, 2 - 3 vết, > 3 vết, khác

Mức độ vết cắn Phân bố bệnh nhân tử vong theo mức độ vết cắn: nông, xây sƣớc da, sâu, khác

Tình trạng con vật lúc cắn ngƣời

Phân bố bệnh nhân tử vong theo tình trạng con vật lúc cắn ngƣời: bình thƣờng, ốm, lên cơn dại, khác

Thể lâm sàng của

bệnh nhân Phân bố bệnh nhân tử vong ở 3 thể lâm sàng: Thể co thắt, thể cuồng, bại liệt, không rõ Thời gian ủ bệnh

của bệnh nhân

Phân bố bệnh nhân tử vong theo thời gian ủ bệnh: < 30 ngày, 30 - 90 ngày, > 90 ngày, không rõ

Vị trí vết cắn và thời gian ủ bệnh

Liên quan giữa vị trí vết cắn: Đầu mặt cổ, thân, tay, chân, khác và thời gian ủ bệnh

Số lƣợng vết cắn và thời gian ủ bệnh

Liên quan giữa số lƣợng vết cắn: 1 vết, 2 vết, ≥3 vết, khác và thời gian ủ bệnh

Mức độ vết cắn và thời gian ủ bệnh

Liên quan giữa mức độ vết cắn: Xây sƣớc da, nông, sâu, khác và thời gian ủ bệnh Tình trạng con vật Liên quan giữa tình trạng con

lúc cắn ngƣời và thời gian ủ bệnh

vật lúc cắn: bình thƣờng, ốm, lên cơn dại, khác và thời gian ủ bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình trạng tiêm huyết thanh và vắc xin

Liên quan giữa tử vong và tình trạng tiêm vắc xin phòng dại và HTKD: Đủ liều, không đủ, không tiêm

Xử lý vết thƣơng sau khi bị súc vật cắn

Liên quan giữa tử vong và tình trạng xử lý vết thƣơng: có xử lý, không xử lý gì, khác

Các biến số, chỉ số nghiên cứu mục tiêu 3: Nghiên cứu định tính

Nhóm

mục tiêu Những thông tin cần thu thập

Phương pháp TTTT

Kiến thức - Sự nguy hiểm của bệnh dại, đƣờng lây truyền bệnh dại, loại súc vật truyền bệnh dại, phòng bệnh dại? - Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh, bệnh dại có chữa đƣợc không?

- Nơi thực hiện tiêm VX phòng dại ở địa phƣơng? - Tình hình bệnh dại ở ngƣời và súc vật tại huyện Hàm Yên 5 năm trƣớc đây? Những năm tới?

- Nguyên nhân tình hình bệnh dại tại địa phƣơng?

- Phỏng vấn sâu

- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu

Thái độ - Xử trí nhƣ thế nào khi bị chó mèo nghi dại cắn, vì sao? đến đâu trƣớc và tại sao?

- Xử lý khi súc vật bị dại?

- Thực hiện nhƣ thế nào đối với qui định của thú y khi nuôi chó, mèo?

- Các biện pháp cần triển khai PCBD ở ngƣời và động vật?

- Sự phối hợp của các ban ngành trong công tác PCBD? - Phỏng vấn sâu - Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu

Thực hành - Xử trí vết thƣơng nhƣ thế nào khi bị chó mèo nghi dại cắn? Lời khuyên đối với ngƣời bị chó mèo nghi dại cắn?

- Nuôi chó mèo theo qui định của thú y? - Biện pháp xử lý cụ thể khi súc vật bị dại? - Nghe và thực hiện NĐ 05/2007 của Chính phủ về PCBD ở động vật?

- Biện pháp cụ thể PCBD ở ngƣời và súc vật trên địa bàn huyện? - Phỏng vấn sâu - Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu

2.3.4. Công cụ thu thập thông tin

- Mẫu ghi chép báo cáo thống kê tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (phụ lục 1).

- Mẫu ghi chép sổ theo dõi tiêm vắc xin dại.

- Mẫu phiếu điều tra bệnh nhân tử vong do bệnh dại (phụ lục 2, 3). - Mẫu ghi chép báo cáo thống kê của Trạm Thú y 6 huyện/thành. - Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu (phụ lục 4, 5, 6, 7, 8, 9).

2.3.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý, trình bày số liệu

- Làm sạch số liệu trƣớc khi nhập liệu

- Nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, Epi - info 6.04, sử dụng test 2 để kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ.

- Vẽ bản đồ dịch tễ học mô tả sự phân bố của bệnh dại theo không gian. - Số liệu đƣợc trình bày dƣới dạng bảng, biểu đồ, bản đồ dịch tễ học.

2.3.6. Sai số và cách khống chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Sai số về các thông tin trong báo cáo thống kê tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại không đầy đủ do các thông tin này đƣợc thu thập từ 2001-2010, chúng tôi tôn trọng những số liệu đã có khi thu thập.

- Khắc phục bằng cách dựa vào sổ theo dõi tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại của 6 điểm tiêm phòng trong tỉnh (Phòng khám TTYT dự phòng tỉnh, TTYT 5 huyện) và bổ sung bằng phỏng vấn cán bộ y tế trực tiếp ghi chép, báo cáo.

* Sai số thông tin của bệnh nhân tử vong do phiếu điều tra ghi chép không chính xác và không đầy đủ do các phiếu điều tra đƣợc thực hiện 2001- 2010, chúng tôi tôn trọng những số liệu thu thập đƣợc.

- Khắc phục bằng cách dựa vào danh sách theo dõi tử vong hàng năm của TTYT dự phòng tỉnh và TTYT huyện, phỏng vấn cán bộ làm công tác PCBD của TTYT dự phòng tỉnh và huyện để làm rõ các thông tin trên.

* Sai số về các thông tin khi tiến hành phỏng vấn sâu

- Năng lực phỏng vấn và nghiên cứu của nghiên cứu viên hạn chế, chƣa có kinh nghiệm trong nghiên cứu, tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu.

- Do thời gian ngắn nên chỉ phỏng vấn 31 đối tƣợng, là cỡ mẫu có chủ đích nên chƣa phản ánh một cách đầy đủ, khách quan KAP của ngƣời dân trong nghiên cứu này.

- Khắc phục bằng cách:

+ Chọn đối tƣợng theo đúng tiêu chuẩn nghiên cứu, sẵn sàng hợp tác cung cấp thông tin.

+ Bộ câu hỏi đƣợc xây dựng theo mục tiêu, dễ hiểu, dễ sử dụng, sát với thực tế, ngôn ngữ phù hợp với ngƣời dân địa phƣơng.

+ Ngƣời thu thập thông tin đƣợc tập huấn kỹ về mục đích của mỗi câu hỏi và cách khai thác thông tin chính xác, tránh bỏ sót thông tin cần thu thập.

+ Học viên cũng là nghiên cứu viên trực tiếp thu thập thông tin.

2.3.7. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2011. 2.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã đƣợc sự đồng ý và cho phép của Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học Y Hà Nội.

- Nghiên cứu đƣợc sự đồng ý và giúp đỡ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang và Trung tâm Y tế 6 huyện/thành, Trạm thú y 6 huyện/ thành.

- Tuân thủ các qui trình về đạo đức trong nghiên cứu Y học, đối tƣợng đƣợc lựa chọn để đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại và phòng chống bệnh dại đƣợc thông báo và giải thích rõ ràng về mục đích, nội dung và quy trình nghiên cứu trƣớc khi tiến hành. Chỉ tiến hành nghiên cứu khi các đối tƣợng đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.

- Những bệnh nhân tử vong do bệnh dại, các thông tin chủ yếu dựa vào hồi cứu các phiếu điều tra bệnh nhân, các thông tin này đƣợc giữ kín.

- Kết quả số liệu điều tra chỉ dùng cho mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình bệnh dại ở ngƣời trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần làm tốt công tác PCBD trong những năm tới.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010 (Trang 37 - 47)