Đặc tính thủy lực

Một phần của tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng công nghệ cỏ vetiver giảm nhẹ thiên tai bảo vệ môi trường (Trang 58 - 59)

C. nemoralis

đích giảm nhẹ thủy ta

3.4 Đặc tính thủy lực

Khi trồng thành hàng, cỏ Vetiver sẽ dần dần tạo thành một hàng rào kín với những thân cỏ mọc thẳng, chắc khỏe, có thể đứng vững trong dòng nước chảy xiết tới độ sâu 0,6-0,8m. Nếu bố trí các hàng cỏ hợp lý, chúng có thể làm giảm tốc độ dòng chảy và phân tán đều nước mặt chảy tràn, giúp thoát nước mưa, nước lũ rất hiệu quả.

Đặc tính thủy lực cỏ Vetiver dưới tác động của dòng nước sâu đã được nghiên cứu ở Đại học Tổng hợp Nam Queensland (Ôxtralia) trong một số thí nghiệm cho nước chảy qua một kênh dẫn có trồng các hàng cỏ Vetiver, nhằm mục đích tìm ra các thông số kỹ thuật để trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ lũ lụt (Hình 4). Kết quả cho thấy các hàng cỏ Vetiver đã làm chậm tốc độ dòng chảy, giảm nhẹ rửa trôi, xói mòn đất. Kết quả áp dụng thực tế cho thấy các hàng cỏ Vetiver đã bảo vệ rất tốt một cánh đồng trồng kê khỏi bị thiệt hại vì lũ lụt (Dalton và đồng nghiệp, 1996). Hình 4: Mô hình thủy lực giảm nhẹ cường độ lũ bng các hàng c Trong đó: q = Lưu lượng trên một đơn vị chiều rộng; y = Chiều sâu dòng chảy; y1 = Chiều sâu dòng chảy phía thượng lưu; So = Độ dốc địa hình; Sf = Độ dốc dòng chảy; NF = Hệ số Froude của dòng chảy. 3.5 Áp lc nước l rng

Lớp phủ thực vật thường làm tăng khả năng nước thấm vào đất ở các mái dốc và nhiều người lo ngại rằng áp lực nước lỗ rỗng như vậy sẽ tăng lên, có thể dẫn tới mất ổn định mái dốc. Tuy nhiên, các quan sát thực tế cho thấy cỏ Vetiver có những tác dụng ngược lại. Thứ nhất, khi trồng thành hàng, cỏ Vetiver giúp

phân tán đều và từ từ nước mặt chảy tràn, hạn chế tập trung nước cục bộ. Thứ hai, rễ cỏ Vetiver hút (cũng lại đều và từ từ) rất nhiều nước từ trong đất để bốc thoát trở lại vào không khí thông qua thân lá, khiến cả một lớp đất dày 2-3m dưới chân các hàng cỏ Vetiver luôn luôn khô ráo hơn so với xung quanh. Dalton và đồng nghiệp (1996) đã nghiên cứu về khả năng cạnh tranh độ ẩm trong đất của một số giống hoa màu ở Uc. Họ nhận thấy rằng trong điều kiện ít mưa, rễ cỏ Vetiver hút rất nhiều nước trong phạm vi dải đất rộng tới 1,5m tính từ chân hàng cỏ. Như thế khả năng thấm nước của dải đất đó sẽ tăng lên, giảm bớt nước mặt chảy tràn và cùng với việc giảm thiểu mức độ rửa trôi, xói mòn. Trên các mái dốc trồng cỏ Vetiver với các hàng cách nhau khoảng 1m theo chiều thẳng đứng, khả năng mất nước theo cách trên còn lớn hơn nữa. Từ góc độđịa kỹ thuật, hiệu ứng này giúp mái dốc trở nên ổn định hơn nhiều.

Đề phòng trường hợp mưa quá nhiều so với khả năng hút nước của cỏ Vetiver, có thể thiết kế các hàng cỏ không hoàn toàn nằm ngang, song song với đường đồng mức địa hình, mà hơi xiên chéo một vài độ để tiêu bớt lượng nước thừa tới một chỗ nào đó có sẵn hệ thống cống thoát nước (Hengchaovanich, 1998).

3.6 Mt s ng dng ch yếu ca h thng VS gim nh thiên tai, bo v cơ s h tng

Một phần của tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng công nghệ cỏ vetiver giảm nhẹ thiên tai bảo vệ môi trường (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)