C. nemoralis
KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ
4.3. Hạn chế xói mòn, rửa trôi trên đất chua phèn nặng
Các loại đất chua phèn, mặc dù phân bốở những khu vực địa lý khác nhau, đều có đặc điểm là giầu sét, độ pH rất thấp, chỉ khoảng 2-3 trong mùa khô, và hàm lượng Al, Fe và SO42- rất cao. Đất dễ bị co ngót, nứt nẻ khi khô, tạo điều kiện để nước ngấm sâu, gây xói lở, xói mòn mạnh về mùa mưa. Thêm vào đó, các vùng đất chua phèn lại thường thấp, hàng năm hay bị lũ lụt. Trong những điều kiện như vậy, rất ít loài cây bản địa có thể tồn tại và phát triển tốt, và cuộc sống của người dân địa phương vì thế cũng gặp nhiều khó khăn. Để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở các vùng đất chua phèn, cần phát triển mạng lưới tưới tiêu ổn định và hiệu quả, nhưng điều này hóa ra lại không hề dễ dàng. Người ta thường đào, xúc đất tại chỗđể làm đường xá, đê đập, kênh mương và các công trình cơ sở hạ tầng khác nhưng chúng rất dễ bị rửa trôi, xói lở, xói mòn do thiếu lớp phủ thực vật trên mặt.
Cỏ Vetiver đã được trồng đểổn định đê và bờ kênh mương, giảm nhẹ xói mòn tại 5 vị trí trên đất chua phèn nặng: một ở Tiền Giang, 3 ở Long An và một vị trí khác ở gần Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy cỏ Vetiver mọc tốt khi trồng bằng bầu, nhưng lại hay chết khi trồng bằng rễ trần trực tiếp trên đất chua phèn mới. Tuy nhiên có thể khắc phục vấn đề này bằng cách đơn giản là thêm một ít vôi bột, đất tốt hoặc phân chuồng trước khi đặt cây con xuống. Tỷ lệ cây sống đạt đến hơn 80% và cỏ mọc bình thường như trên các loại đất tốt khác. Một số kết quả cụ thể như sau:
• Sau 4 tháng, khi cỏ Vetiver đã mọc tốt, hiện tượng rửa trôi, xói mòn đã giảm đi đáng kể. Lượng đất bị xói mòn trên bờ kênh được trồng cỏ Vetiver chỉ khoảng 50-100 tấn/ha so với 400-750 tấn/ha trên bờ kênh đối chứng.
• Cắt cỏ Vetiver chỉ chừa lại khoảng 20-30cm và đem phủ cho các đoạn bờ không có cỏ mọc thì bờ kênh trở nên hoàn toàn ổn định (Le van Du and Truong, 2006).
Ảnh 21: Nền đường trên đất chua phèn nặng ở Tiền Giang trước và sau khi trồng cỏ Vetiver.