C. nemoralis
Vetiver theo đường đồng mức
2.5. Trồng cỏ Vetiver trên vùng đồi nú
ỞẤn Độ, trên đất dốc 1,7%, trong thời gian 4 năm, các hàng rào cỏ Vetiver đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc giữ đất và nước, giảm lượng nước chảy tràn (từ 15,5% tới 23,3% lượng mưa), giảm lượng đất bị rửa trôi từ 14,4 xuống 3,9 tấn/ha và tăng năng suất cao lương từ 2,52 lên 2,88 tấn/ha (Truong, 1993). Ở một trường hợp khác, trên những lô đất nhỏ của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế vùng bán sa mạc nhiệt đới, các hàng cỏ Vetiver giúp hạn chế xói mòn và rửa trôi hiệu quả hơn cỏ lemon hoặc biện pháp xếp đá làm ruộng bậc thang. Lượng nước mặt chảy tràn ở các lô đất dốc 2,8% và 0,6% có trồng cỏ Vetiver tương ứng chỉ bằng 44% và 16% so với các lô đất đối chứng. So với các lô đất đối chứng, lượng nước mặt chảy tràn giảm trung bình 69% và lượng đất rửa trôi giảm 76% (Rao et al., 1992);
Ảnh 3: Trồng cỏ Vetiver giữđất và nước cho các đồi chè ởẤn Độ.
Ở Nigeria, các hàng cỏ Vetiver được trồng trên đất dốc 6% liên tục trong 3 vụ nhằm đánh giá hiệu quả giữđất và nước, giữđộẩm trong đất và tăng năng suất cây trồng của chúng. Kết quả cho thấy các đặc tính hóa lý của đất trong khoảng 20m phía sau các hàng cỏđược cải thiện rõ rệt. So với các lô đất đối chứng, độ ẩm của đất ở những độ sâu khác nhau tăng hơn từ 1,9% đến 50%. Hiệu quả sử dụng phân đạm cao hơn 40%, năng suất đậu tăng 11-26% và năng suất ngô tăng khoảng 50%. Lượng đất bị rửa trôi và lượng nước mặt chảy tràn đo ở cuối các lô đất đối chứng cao hơn tương ứng là 70% và 130%. Đất bị rửa trôi từ các lô đối chứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hẳn. Như vậy là tác dụng giữđất và nước của cỏ Vetiver trên đất dốc ở Nigeria là rất rõ rệt (Babola et al. 2003);
Kết quả tương tự về tác dụng giữđất, giữ nước và tăng năng suất cây trồng của cỏ Vetiver cũng được báo cáo tại các nước Venezuela và Indonesia. Ở vùng Natal, Nam Phi, trồng cỏ Vetiver đã dần dần thay thế cho biện pháp làm ruộng bậc thang ở những vùng đất dốc trồng mía. Nông dân ở đây nhận xét rằng trồng cỏ Vetiver là biện pháp giữ đất và nước lâu dài, hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất (Grimshaw, 1993). So sánh hiệu quả và chi phí trồng cỏ Vetiver và làm ruộng bậc thang bằng bờ đất, đá ở vùng đầu nguồn Maheswaran, Ấn Độ, cho thấy biện pháp trồng cỏ Vetiver có lợi hơn rất nhiều (Rao, 1993).
Ở Ôxtralia, nhiều công trình nghiên cứu và phát triển về cỏ Vetiver trong 20 năm qua đã góp phần khẳng định những kết quả nêu trên, đặc biệt là về hiệu quả giữđất và nước, ổn định dòng chảy, phục hồi đất bạc màu, tập trung chất bồi lắng của các khe lạch, sông suối. Ngoài ra, còn khẳng định được thêm 3 tác dụng rất quan trọng của cỏ Vetiver là:
• Hạn chế xói lở, rửa trôi do lũ lụt ở vùng đồng bằng ở Darling Downs; • Hạn chế xói mòn trên đất chua phèn; và
• Thay thế biện pháp làm ruộng bậc thang ở vùng đất dốc trồng mía ở Queensland.
Ở Việt Nam, hầu hết kinh nghiệm ứng dụng hệ thống cỏ Vetiver trong canh tác nông nghiệp trên đất dốc đều được đúc kết từ “Dự án trồng sắn” do Quỹ Nippon Foundation tài trợ cho các nước Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 1994-2003. Phần dự án ở Việt Nam do Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp thực hiện. Dự án được triển khai cùng với nông dân miền núi các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế và Tây Nam Bộ.
Hiệu quả giữđất
Giảm lượng đất bị rửa trôi, xói mòn đương nhiên là có lợi, ít nhất cũng là giữ lại độ phì cho đất. Tuy nhiên người nông dân cần tự cân nhắc xem có nên đầu tư cho công việc này hay không. Chẳng hạn nếu lớp đất trồng khá dầy thì giữ đất bằng biện pháp trồng cỏ Vetiver có thể chưa cần ưu tiên vì cũng phải đầu tư công sức, và các hàng cỏ Vetiver cũng chiếm một diện tích đất nhất định.
Ảnh 4: Trồng cỏ Vetiver ở xã Đông Rang, miền Bắc Việt Nam, cho thấy tác dụng giữđất. Các hàng cỏ còn cho lá để phủ luống, giảm rửa trôi, chảy tràn và về lâu dài còn giảm độ dốc địa hình.
Ở những vùng đất dốc, nơi lớp đất phủ không dầy lắm, đã và đang bị rửa trôi, xói mòn và người nông dân phải đầu tư nhiều để thâm canh, tăng năng suất, thí dụ bón phân chuồng, phân hóa học, thì hiệu quả tích cực của cỏ Vetiver không chỉ là hạn chế rửa trôi, xói mòn mà còn là giữ lại hoặc làm tăng độ phì của đất (Truong and Loch, 2004).
Bộ rễ phát triển, ăn sâu của cỏ Vetiver có thể hấp thụ và giữ lại các chất dinh dưỡng hòa tan trong đất. Nếu không, những chất này có thể bị nước mưa cuốn trôi mất hoặc thấm xuống lớp đất sâu hơn, ngoài tầm với của rễ cây. Cắt cỏ Vetiver phủ lên mặt đất và để cho hoai thành mùn chính là cách giữ lại, trả lại hoặc tăng độ phì cho đất, nhất là đối với lớp đất trên cùng.
Ở Việt Nam cũng đã áp dụng một số biện pháp giảm nhẹ rửa trôi, xói mòn đất dốc bằng các hàng cây cốt khí (Tephrosia) và dứa dại, đôi khi kết hợp với làm ruộng bậc thang. Nhưng hiệu quả của cây dứa dại rất thấp, thậm chí còn làm gia tăng xói mòn, rửa trôi vì nước chảy mạnh thêm khi len qua các thân cây to nhưng không tạo nên hàng rào kín. Còn cây cốt khí chỉ có tác dụng khi nó còn sống (lụi đi sau 2-3 năm). Làm ruộng bậc thang được khuyến cáo cho các khu vực có độ dốc trung bình, nhưng đòi hỏi nhiều công sức. Do vậy trồng cỏ Vetiver là biện pháp thay thế rất tốt.
Bảng 1: Hiệu quả của hệ thống VS giảm nhẹ nước mặt chảy tràn và xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp (Truong and Loch, 2004).
Lượng đất mất (t/ha) Nước mlượặt chng mảy tràn (% ưa) Nước Đối chứng Truythống ền VS chĐốứng i Truythống ền VS Thái Lan 3,9 7,3 2,5 1,2 1,4 0,8 Venezuela 95,0 88,7 20,2 64,1 50,0 21,9 Venezuela (sườn dốc 15%) 16,8 12,0 1,1 88 76 72 Venezuela (sườn dốc 26%) 35,5 16,1 4,9 - - - Việt Nam 27,1 5,7 0,8 - - - Bangladesh - 42 6-11 - - - Ấn Độ - 25-14,4 2-3,9 - 23,3 15,5 Ảnh 5: Vườn trường: trồng cỏ Vetiver trên đất dốc 50o (dự án giảm nghèo ởĐông Bali, Phillipin).
Một dự án nghiên cứu khác do TS. Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai ở Đồng Nai để tìm hiểu khả năng giữđất của cỏ Vetiver trên đất dốc trồng cacao.
Ảnh 6: Trồng cỏ Vetiver giảm nhẹ xói mòn, rửa trôi trên các đồn điền cà phê
ở Tây Nguyên.