C. nemoralis
4. CHUẨN BỊ TRỒNG
Trong những điều kiện bất thuận, đểđảm bảo cỏ mọc tốt, và nhanh, tỷ lệ sống cao, khi cây giống được sản xuất theo những phương pháp nêu trên đã đủ tuổi trưởng thành hoặc đã đủ số lượng cần thiết, có thể tiếp tục chuẩn bị thêm một bước trước khi đem trồng trên diện rộng bằng cách:
• Trồng trong túi bầu; và • Trồng thành các băng cỏ.
4.1 Túi bầu
Cây con hoặc dảnh cây rễ trần để trong chậu hoặc túi bầu có chứa nửa đất trộn với nửa mùn trong thời gian 3-6 tuần tùy theo điều kiện nhiệt độ. Khi có ít nhất 3 chồi non thì đem trồng (Ảnh 8).
Ảnh 8: Rễ trần và túi bầu (trái), cho cỏ vào túi bầu (giữa), túi bầu sẵn sàng mang trồng (phải)
4.2 Băng cỏ
Băng cỏ là một dạng túi bầu cải tiến, có thể chứa được nhiều dảnh rễ trần hoặc gốc giống, trồng gần sát bên nhau trên những luống dài (khoảng 1m) đã chuẩn bị từ trước, vừa dễ vận chuyển, vừa dễ trồng. Cách làm này đỡ tốn sức lao động, nhất là ở những nơi khó khăn như những sườn dốc cao; hơn nữa, tỷ lệ cây sống khá cao vì rễ cây không bị xoăn gấp hoặc bó lại như trường hợp cho vào túi bầu (Ảnh 9).
Ảnh 9: Trồng cỏ trong các băng (trái), lấy ra khỏi băng (giữa) và sẵn sàng mang trồng (phải)
Ưu nhược điểm của túi bầu và băng cỏ
Ưu điểm:
• Sức chống chịu cao, ít bịảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ và độẩm • Giảm bớt công tưới nước sau khi trồng
• Cỏ phát triển nhanh sau khi trồng
• Dễ áp dụng trong điều kiện môi trường không thuận lợi.
Nhược điểm:
• Chi phí sản xuất cao hơn
• Thời gian chuẩn bị lâu hơn, 4-5 tuần hoặc hơn • Khối lượng vận chuyển lớn hơn (chi phí cao hơn)
• Chi phí chăm sóc trong khi chờđợi tại địa điểm trồng cao hơn.