Kế toán sữa chữa tài sản cố định

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tổng công ty cổ phần xây dựng thiên cường (Trang 66 - 90)

5. KẾT CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.3. Kế toán sữa chữa tài sản cố định

a.Chứng từ sử dụng.

+Giấy xin thanh toán +Phiếu chi

+ Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04 - TSCĐ)

b. Tài khoản sử dụng.

+ TK sử dụng: TK 2413-sửa chữa lớn TSCĐ . + Tk chi phí liên quan khác

c. Sổ kế toán.

+Sổ cái TK 241

+ Sổ các TK chi phí liên quan +Sổ TSCD

+Sổ đăng ký chứng từ +Sổ chứng từ ghi sổ

d. Quy trình ghi sổ

e. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+Ví dụ sửa chữa lớn TSCĐ

Đối với sửa chữa lớn TSCĐ thì chi phí sửa chữa nhiều, quy mô sửa chữa, tính chất công việc sửa chữa phức tạp, thời gian sửa chữa kéo dài, công ty phải lập dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.

Hàng năm công ty phải tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ như sau: Cùng với định kỳ kiểm kê TSCĐ là 6 tháng hoặc 1 năm thì bộ phận bảo dưỡng TSCĐ của công ty xem xét tình hình thực tế TSCĐ tại từng bộ phận sử dụng quản lý TSCĐ. Đến cuối mỗi năm, căn cứ rà s8oát những tài sản, trang thiết bị cần sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế. Từ đây cùng với phòng kế toán lập văn bản và lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trình lên giám đốc công ty . Giám đốc công ty có quyết định tiến hành thẩm tra từ đó có thông báo phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ theo từng quý và

Chứng từ gốc

CTGS Sổ Cái TK

cả năm, căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của công ty tiến hánh rà soát và sửa chữa.

Ví dụ 1 : Công ty đã lập kế hoạch dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tháng 11 năm 2013 như sau:

- Tên TSCĐ cần sửa chữa: Xe ô tô tải

- Nội dung sửa chữa: Gò, sơn, hàn, đại tu động cơ. - Số tiền trích trước: 12.000.000 trong đó tính vào + Chi phí sản xuất chung: 8.000.000

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: 4.000.000 Định khoản :

Nợ TK 627 : 8.000.000 Nợ TK 642: 4.000.000 Có TK 335: 12.000.000

Ví dụ 2: Ngày 15 tháng 06 công ty sửa chửa trạm điện chi phí hết 300.000 nghìn đồng.

Nợ TK 627: 300.000

.Đơn vị : Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường Địa chỉ : Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng

Mẫu số : S02A – DN

( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ngày 28 tháng 06 năm 2013 Số 83

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú

Nợ Có Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 627 642 335 8.000.000 4.000.000 Cộng 12.000.000 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (Ký, đóng dấu)

.Đơn vị : Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường Địa chỉ : Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng

Mẫu số : S02A – DN

( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Số 80

Ngày 28 tháng 06 năm 2013

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú

Nợ Có

Thanh toán chi phí sửa điện 627 111 300.000

300.000 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (Ký, đóng dấu)

.Đơn vị : Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường Địa chỉ : Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng

Mẫu số : S02A – DN

( Ban hành theo QĐ số : 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627

Tháng 06 năm 2013 Đơn vị tính: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có

30/11 210 30/11 Thanh toán chi phí sửa điện 111 300.000 ………. Cộng số phát sinh 3.200.000 3.200.000 Số dư cuối kỳ 0 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (Ký, đóng dấu)

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỦ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG THIÊN CƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY

3.1.1. Ưu điểm

Công tác quản lý TSCĐ tại công ty rất chặt chẽ đảm bảo yêu cầu quản lý vốn, quản lý tài sản trong tình hình kinh tế hiện nay. Hệ thống sổ sách mẫu biểu công ty áp dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Tổ chức công tác kế toán của công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức sản xuất. Bộ máy kế toán rất gọn, nhẹ với việc phân công lao động cụ thể, trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán. Mọi phần hành kế toán đều có người theo dõi thực hiện đấy đủ đúng nội quy.

- Công ty đã tính đến quy mô tính chất của công ty và sử dụng hình thức kế toán, chứng từ ghi sổ, phân ra cách ghi sổ, công việc của từng bộ phận một cách rõ ràng để mỗi kế toán viên phụ trách một hoặc hai bộ phận.

- Sổ sách kế toán đã sử dụng và thực hiện theo đúng quy định của Ban tài chính, tập hợp các chứng từ gốc vào các sổ chi tiết TSCĐ và các thẻ TSCĐ. Sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ một cách cụ thể. Số liệu từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ hoặc vào trực tiếp sổ cái để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng đấy đủ.

- Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi được tình hình tăng giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ theo đúng quy trình đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức trích khấu hao, đối với nhà cửa là 15 năm, máy móc thiết bị là 8 năm phù hợp với quy định của Bộ Tài chính.

- Bộ phận kế toán luôn cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác số liệu cho mọi đối tượng cần quan tâm như ban lãnh đạo công ty để đề ra những phương hướng và biện pháp kịp thời nhằm tọa ra của cải cho xã hội và đáp ứng nhu cầu đảm bảo đời sống cho người lao động.

- Trong những năm qua công ty đã mạnh dạn đấu tư đổi mới trang thiết bị máy móc để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

- Công ty luôn có đội ngũ cán bộ đầy đủ kinh nghiệm và năng lực để điều hành công ty trong những năm qua, các thành viên trong công ty có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Nhờ việc áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện mà Công ty có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích.

- Trong quá trình tái sản xuất TSCĐ, Công ty tích cực tìm nguồn tài trợ dài hạn, làm cho cơ cấu vốn dài hạn được ổn định dần, các TSCĐ được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn này.

- Công ty đã thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, đặc biệt là trong quản lý và sử dụng TSCĐ, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cố định, tăng năng lực sản xuất.

- Do nhận thức sâu sắc rằng hiệu suất khai thác dây chuyền sản xuất là yếu tố tác động mạnh đến tính cạnh tranh của sản phẩm, do đó Công ty đã tiến hành nghiên cứu tính năng tác dụng của từng chủng loại trang thiết bị để bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ cho phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có.

- Hiện nay, Công ty đang đi đúng hướng trong việc loại bỏ dần các TSCĐ đã lạc hậu, những máy móc không còn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất. Công ty đã lắp đặt thêm nhiều dây chuyền công nghệ tự động hoá nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng sản phẩm. Làm được điều này, Công ty phải dựa trên cơ sở nguồn vốn dài hạn huy động được. Hơn nữa, các máy móc thiết bị được khai thác tốt là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn cố định, đầu tư mới, thay thế cho các hạng mục đó. Nhìn chung công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần xây dựng Thiên Cường được thực hiện khá tốt đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện của công ty.

3.1.2. Nhược điểm

- TSCĐ của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn. Hầu hết số vốn mà công ty có được hầu như đều đầu tư vào đổi mới mua sắm trang thiết bị. Nhưng ngay từ quá trình

mua TSCĐ vào, bộ phận kế toán đã không đưa thẻ TSCĐ vào phần mềm kế toán để thuận lợi trong việc tính giá trị còn lại của TSCĐ, mức khấu hao, nguyên giá. Mà kế toán vào thẻ TSCĐ theo phương pháp thủ công, dung tay ghi số liệu. Mỗi một TSCĐ đều vào 1 mẫu thẻ mà theo quy mô và tính chất TSCĐ của công ty là chủ yếu khi tìm giá trị còn mức đã khấu hao trở nên rất khó khăn và phải tính toán thủ công. Vì vậy rất bất tiện khi chúng ta muốn nâng cấp cải tạo, thanh lý một TSCĐ nào đó.

TSCĐ của công ty chưa tổ chức đánh số TSCĐ theo dõi chi tiết từng đối tượng cụ thể.Việc đánh số phản ánh từng nhóm, từng loại sao cho chặt chẽ hơn.

Việc thanh lý TSCĐ diến ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà. Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán, công ty phải lập phiếu xác định tình trạng kinh tế và tình trạng kỹ thuật cho TSCĐ. Lập tờ trình xin thanh lý gửi cho Giám đốc và chỉ thị nào có quyết định cho phép công ty mới được thanh lý. Vì vậy thường mất rất nhiều thời gian cho việc này và làm ảnh hưởng đến việc hạch toán TSCĐ của công ty.

- Việc hạch toán TSCĐ thanh lý của Công ty còn có chỗ chưa hợp lý. Theo qui định của Bộ tài chính thì TSCĐ thanh lý dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay dùng vào hoạt động phúc lợi thì hạch toán riêng. Còn hạch toán TSCĐ thanh lý của Công ty lại dùng chung cho cả 2 trường hợp trên. Theo cách hạch toán của Công ty thì rất khó phân biệt được thanh lý TSCĐ đó được dùng vào mục đích hoạt động nào.

- Ngoài những tồn tại trên, theo qui định của Bộ tài chính về thời gian sử dụng TSCĐ cụ thể là phương tiện vận tải đường bộ thời gian tối thiểu là 6 năm, thời gian tối đa là 10 năm. Nhưng trên thực tế phương tiện vận tải của Công ty sử dụng có khi chưa được 6 năm đã tiến hành nhượng bán.

- Khi mua TSCĐ qua thời gian lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng, kế toán hạch toán chung chi phí lắp đặt vào giá trị tài sản mua. Hạch toán chung như vậy khi cấp trên kiểm tra sẽ rất khó biết được chi phí lắp đặt cho tài sản đó là bao nhiêu.

- Mặc dù máy móc thiết bị của Công ty đã được đổi mới rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ. Do máy móc thiết bị không đồng bộ nên chi phí về máy móc thiết bị của Công ty rất lớn mà được thể hiện ở chi phí sửa chữa hàng năm (mặc dù trong những năm gần đây đã giảm đi). Từ đó làm cho giá thành của sản phẩm rất cao, dẫn đến giảm lợi nhuận của Công ty.

xác định mức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm không được chính xác.

Trên đây là những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty TNHH MTV Dân Thắng. Cần phải tìm ra những phương hướng giải quyết các tồn tại này để giúp cho công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty được hoàn thiện, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THIÊN CƯỜNG

Hiện nay công tác kế toán đang dần được nâng cao và hoàn thiện ở hầu hết các doanh nghiệp sở dĩ như vậy là do kế toán là khoa học và nghệ thuật, phản ánh và giám đốc liên tục, toàn diện, có hệ thống tất cả các loại tài sản, nguồn vốn, cũng như các hoạt động kinh tế trong công ty. Hơn nữa các thông tin của kế toán có vai trò rất quan trọng đối với việc ra quyết định của người quản lý và tổ chức tốt công tác kế toán sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Tại Công ty Cổ phần xây dựng Thiên Cường, công tác hạch toán TSCĐ đã không ngừng được hoàn thiện để thích nghi và đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý. Song trong hạch toán TSCĐ vẫn còn tồn tại 1 số những thiếu sót cần được bổ sung chỉnh lý và hoàn thiện hơn nữa. Có như vậy mới giúp cho công ty quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các loại TSCĐ.

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại Công ty, bản thân em còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tế trong kế toán TSCĐ. Nhưng căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của Công ty, căn cứ vào chế độ kế toán TSCĐ của Nhà nước và Bộ tài chính. Em có một vài ý kiến nhỏ, đề xuất sau đây mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện thêm công tác kế toán TSCĐ tại Công ty.

3.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp

Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH, theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 04 về TSCĐVH (VAS 04), bao gồm: Chi phí thành lập DN; Chi phí đào tạo nhân viên

và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của DN mới thành lập;Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu và chi phí chuyển dịch địa điểm. Hiện nay phương pháp hạch toán chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN được Chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007, Quyết định só 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002) quy định như sau:

- Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ:

Nợ TK 641, 642: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấy trừ

Có TK 111, 112, 152, 331,…: Các tài khoản thanh toán liên quan

- Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính, kế toán ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 331…: Các tài khoản thanh toán liên quan

Tuy nhiên những chi phí này thường phát sinh trong một khoảng thời gian, khi hoàn thành mới xác định được tổng chi phí thực tế và quy mô của chi phí. Do đó, kế toán nên thực hiện như sau:

- Khi phát sinh chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo trước hoạt động, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 241: Chi phí XDCB dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 152, 331…: Các tài khoản thanh toán liên quan - Khi công việc đầu tư kết thúc, kế toán xác định tổng chi phí thực tế và ghi: Nợ TK 641, 642: Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý DN (Nếu quy mô chi phí phát sinh không lớn)

Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (Nếu quy mô chi phí phát sinh lớn cần phân bổ)

Có TK 241: Chi phí XDCB dở dang (Tổng chi phí thực tế)

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tổng công ty cổ phần xây dựng thiên cường (Trang 66 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w