Kế toán chi tiết tài sản cố định

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tổng công ty cổ phần xây dựng thiên cường (Trang 46 - 48)

5. KẾT CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Kế toán chi tiết tài sản cố định

a. Kế toán tăng tài sản cố định

Mọi trường hợp tăng TSCĐ, DN đều phải lập biên bản nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ.

Biên bản giao nhận TSCĐ: Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng mua sắm, được cấp…đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc TSCĐ của đơn vị bàn giao cho các đơn vị nội bộ khác. Biên bản này không sử dụng khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ hoặc khi TSCĐ thừa thiếu phát hiện khi kiểm kê. Biên bản ghi nhậnTSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và ghi sổ, thẻ TSCĐ, sổ kế toán liên quan.

Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều TSCĐ cùng loại và do cùng một đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ. Khi lập biên bản cần ghi rõ số thứ tự, tên, ký, mã hiệu…

Biên bản giao nhận TSCĐ phải lập thành hai bản, bên giao giữ 1 bản, DN giữ 1 bản chuyển về phòng kế toán cùng với lý lịch và các tài liệu kỹ thuật và các tài liệu liên quan. Tại phòng kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán mở thẻ, sổ TSCĐ, sổ tài sản theo đơn vị sử dụng để hạch toán chi tiết TSCĐ.

Thẻ TSCĐ được mở để theo dõi từng đối tượng TSCĐ riêng biệt. Thẻ TSCĐ vừa là chứng từ kế toán, vừa là sổ kế toán dùng để theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ và tình hình thay đổi nguyên giá, giá trị hao mòn đã trích hàng năm của TSCĐ.

Thẻ TSCĐ lập dựa trên biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan. Thẻ TSCĐ lập xong phải được đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ và được sắp xếp trong hòm thẻ TSCĐ và giao cho cán bộ kế toán ghi chép theo dõi.

Sau khi lập xong Thẻ TSCĐ kế toán phải mở sổ TSCĐ theo từng loại TSCĐ. Căn cứ ghi sổ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý nhượng bản TSCĐ. Trong sổ TSCĐ phải ghi các chỉ tiêu cơ bản như số hiệu ngày tháng, chứng từ, tên, đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ, nước sản xuất, năm tháng đưa vào sử dụng TSCĐ, nguyên giá TSCĐ, tỷ lệ khấu hao 1 năm, số tiền khấu hao 1 năm, số khấu hao cộng dồn tính từ thời điểm ghi giảm TSCĐ và ghi số hiệu ngày tháng, lý do giảm TSCĐ.

kế toán chi tiết theo dõi các loại TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng và quản lý. Căn cứ để ghi sổ là các biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, các phiếu xuất CCDC, các phiếu báo hỏng, báo mất CCDC.

Sổ tài sản được lập làm hai quyển, một quyển giao cho phòng kế toán, một quyển giao cho bộ phận sử dụng quản lý.

b. Kế toán giảm tài sản cố định

Mọi trường hợp giảm TSCĐ đều phải lập Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan. Biên bản thanh lý TSCĐ là chứng từ kế toán được lập ra để xác nhận việc thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý do ban thanh lý lập và phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban thanh lý, của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ khác kế toán ghi giảm TSCĐ trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ và Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng.

- Trên thẻ TSCĐ: Căn cứ vào Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ kế toán ghi vào dòng “ghi giảm TSCĐ theo chứng từ

số…ngày…tháng…năm…lý do giảm…” trên thẻ này.

- Trên sổ TSCĐ: Căn cứ vào Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ kế toán dùng bút đỏ gạch bỏ TSCĐ bị thanh lý trong sổ sau đó ghi vào phần “ghi giảm TSCĐ” và ghi vào cùng với dòng vừa gạch.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty tổng công ty cổ phần xây dựng thiên cường (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w