Trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc hạn chế và tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, các hoạt động xây dựng NTM có xu hƣớng chậm lại so với kế hoạch trong những năm qua. Điều này cũng phản ánh vấn đề xây dựng NTM đang phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài. Sự chủ động tham gia từ cộng đồng theo nguyên tắc của xây dựng NTM chƣa đƣợc phát huy đầy đủ. Một trong những nguyên nhân là xây dựng NTM lấy cấp xã làm đơn vị để thực hiện các nội dung trong bộ tiêu chí NTM. Trong khi đó, thôn bản mới là đơn vị có sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng, tạo đƣợc sự đồng thuận từ cộng đồng và dễ dàng huy động nguồn lực cộng đồng. Ở cấp thôn, bản ngƣời dân luôn sẵn sàng và tích cực tham gia các hoạt động vì nó gắn trực tiếp với lợi ích của họ. Khi nguồn ngân sách hạn chế, có thể tiến hành các hoạt động không đòi hỏi nhiều nguồn vốn đầu tƣ, nhƣng lại tạo đƣợc tác động tích cực. Những hoạt động tích cực từ các thôn bản sẽ đóng góp vào kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM cấp xã. Một số đề xuất chính sách:
- Phát triển phong trào thi đua xây dựng NTM cấp thôn xóm: có chính sách phát động mỗi huyện trên cả nƣớc chủ động xây dựng một bộ tiêu chí NTM áp dụng phù hợp cho các thôn bản trong phạm vi huyện. Các tiêu chí không nhất thiết phải định lƣợng đƣợc nhƣng có thể đánh giá đƣợc mức độ đạt đƣợc. Đại diện huyện, xã đƣợc lập thành ban đánh giá, hàng năm đánh giá kết quả đạt đƣợc ở các thôn. Thôn nào đạt sẽ đƣợc xã cấp giấy chứng nhận và khen thƣởng. Với bản chất vốn có về tinh thần thi đua và đấu tranh, cách làm này sẽ thúc đẩy cộng đồng dân cƣ nông thôn phát huy mạnh mẽ sự tham gia trong xây dựng NTM.
56
- Áp dụng phƣơng pháp tiếp cận mới: để các thôn xóm tích cực tham gia các hoạt động xây dựng NTM, nếu lại tổ chức thực hiện dựa vào các chỉ tiêu NTM thì sẽ lại đi vào lối mòn tiếp cận dựa theo nhu cầu và sự thiếu hụt. Khi giải quyết đƣợc khó khăn này sẽ lại phát sinh nhu cầu khác. Khi tổ chức các hoạt động ở thôn bản, cần áp dụng cách tiếp cận dựa vào nguồn lực sẵn có từ cộng đồng, xây dựng một kế hoạch phát triển cộng đồng dựa vào các tài sản sẵn có từ bên trong và các cơ hội hỗ trợ từ bên ngoài, vạch ra một lộ trình các hoạt động phù hợp với thực tế, ƣu tiên những gì có thể làm trƣớc... Cách tiếp cận này không đòi hỏi nhiều nguồn lực hỗ trợ, lại huy động đƣợc sức dân đóng góp cho các hoạt động xây dựng NTM cấp xã.
3.2.4. Củng cố bộ máy tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương
Theo báo cáo của Văn phòng điều phối NTM Trung ƣơng, trong năm 2011 và 2012, các địa phƣơng đã phối hợp với Văn phòng và các đơn vị liên quan, tổ chức đƣợc 700 lớp tập huấn cho hơn 50 nghìn lƣợt cán bộ cấp huyện, xã. Nếu chia cho 9.000 xã trên cả nƣớc, chƣa tính đến số huyện, thì mỗi xã có 5,5 cán bộ đƣợc tập huấn. Số lƣợt tập huấn nhƣ vậy chƣa thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu đa dạng trong xây dựng NTM.
Các lớp tập huấn cũng phần lớn tập trung đào tạo nâng cao nhận thức, kiến thức về cách làm, các bƣớc thực hiện; chƣa bồi dƣỡng kĩ năng thực hành, chƣa tạo môi trƣờng vừa tập huấn vừa chia sẻ kinh nghiệm giữa cán bộ xã ở các địa phƣơng.
Điều này cho thấy xây dựng NTM chƣa tạo thành một quyết tâm, một nỗ lực chính trị mạnh mẽ. Để củng cố vấn đề này, cần quan tâm đến các giải pháp sau:
- Biên soạn một bộ tài liệu tập huấn xây dựng NTM, trong đó có các bài học về kĩ năng thực hiện và kinh nghiệm thực tế;
- Tăng cƣờng biên chế cán bộ NTM từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Cần củng cố vai trò, chức năng, nhiêm vụ của Văn phòng điều phối NTM. Văn phòng điều phối ở cấp tỉnh phải trở thành đơn vị thực hiện tốt mối liên kết giữa các ngành theo chiều ngang, chỉ đạo và điều phối hiệu quả các hoạt động theo chiều dọc.
57
3.2.5. Áp dụng hình thức khen thưởng
Hiện nay chúng ta chƣa có hình thức khen thƣởng cụ thể cho các địa phƣơng khi đạt những thành tích trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, nếu chỉ gọi là khen thƣởng, nghĩa là cấp cho xã đạt tiêu chuẩn NTM một tấm giấy chứng nhận, một vài triệu đồng, cùng sự biểu dƣơng trong một hội nghị ở tỉnh, huyện thì chƣa thể tạo nên sự thi đua thành tích. Khen thƣởng, một mặt nhằm mục đích công nhận thành tích mà các cá nhân, tập thể đã đạt đƣợc trong kì phấn đấu vừa qua, mặt khác quan trọng hơn là tạo sự thi đua trong giai đoạn sắp tới. Chúng ta cũng không thể cứ nhất nhất áp dụng phƣơng pháp phân loại các nhóm xã theo các mức “đạt, tạm đạt, chƣa đạt” để hỗ trợ tài chính cho những xã đạt, bởi hệ thống đánh giá của chúng ta chƣa phù hợp, chúng ta đang đánh giá theo số tiêu chí NTM đạt đƣợc. Xã giàu ở tỉnh mạnh có thể đạt 19 tiêu chí dễ dàng hơn so với nhiều xã khó khăn ở tỉnh miền núi, bởi chƣa xây dựng NTM thì các xã giàu đã có sẵn thế mạnh rồi. Khen thƣởng những xã này thiếu ý nghĩa hơn rất nhiều so với động viên các xã dù chƣa đạt tiêu chí nhƣng đã thực hiện đƣợc nhiều thành tích tốt. Ngân sách của chúng ta cũng rất hạn chế, một số biện pháp sau đƣợc đề xuất khen thƣởng, động viên, tạo ra phong trào thi đua đạt thành tích xây dựng NTM ở các xã trên toàn quốc:
- Khen thƣởng dựa trên kết quả đánh giá từ bộ chỉ số theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả xây dựng NTM ở các xã (đã đề cập ở phần trên). Có các hình thức khen thƣởng khác nhau cho tỉnh, cho huyện, cho xã;
- Các xã đƣợc khen thƣởng ở cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ƣơng; định mức khen thƣởng phù hợp với phạm vi mong đợi ở cấp quản lý đó.
3.2.6. Một số vấn đề trọng tâm cần xem xét
3.2.6.1. Về đầu tư xây dựng hạ tầng KTXH
Thứ nhất, vấn đề xây dựng hạ tầng cấp xã và cấp thôn. Những năm vừa qua, nguồn lực từ ngân sách cho xây dựng NTM hết sức hạn chế. Những tiêu chí về CSHT cấp xã đều đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tƣ. Trong điều kiện hiện tại, để phát huy sự tích cực tham gia của nhân dân, cần có cơ chế định hƣớng ƣu tiên hỗ trợ các thôn hoàn thiện các công trình trong thôn, xóm. Việc
58
phát động xây dựng NTM cấp xóm cần thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của ngƣời dân, đem đến hiệu quả tích cực hơn, phù hợp với mong đợi của ngƣời dân.
Thứ hai, do nguồn vốn xây dựng NTM còn hạn chế, có thể thử nghiệm giải pháp cho công đồng nhân dân mỗi thôn vay vốn từ ngân hàng để đầu tƣ CSHT trong một thời gian nhất định, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất, có ủy ban nhân dân xã làm đại diện, có phƣơng án đầu tƣ chi tiết và cam kết của Ban phát triển nông thôn. Do xây dựng NTM đặt mục tiêu lớn nhƣng thời hạn đến hết giai đoạn thứ nhất là năm 2015, việc huy động sức dân phải dãn thời gian mới thực hiện đƣợc. Để có công trình trƣớc hết phải có vốn đầu tƣ, nhân dân sẽ thống nhất phƣơng án đóng góp hàng năm để đủ số vốn thanh toán với ngân hàng.
Thứ ba, xây dựng NTM tiếp cận theo quan điểm dựa vào cộng đồng là chính. Cộng đồng dân cƣ chỉ tham gia tích cực khi những công trình đem lại lợi ích trực tiếp cho mình. Cần có một tiếp cận xây dựng NTM cấp thôn, trong đó giúp ngƣời dân trong thôn phát huy những tiềm năng sẵn có của mình, những kết quả tích cực ở cấp thôn sẽ đóng góp cho kết quả xây dựng NTM ở cấp xã.
3.2.6.2. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông: công tác truyền thông những năm qua chủ yếu tập trung giới thiệu chủ trƣơng, chính sách đào tạo nghề, trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ triển khai, chƣa chú trọng đến tăng cƣờng kiến thức cho đối tƣợng tham gia học nghề. Do đó, song song với hoạt động thông tin, tuyên truyền về xây dƣng NTM, cần phổ biến cho ngƣời dân hiểu rõ vai trò của việc tham gia đào tạo. Qua đó, nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời lao động để họ xác định đƣợc nhu cầu cần đào tạo của mình là gì và tại sao phải đi học nghề. Khi ngƣời học nghề có nhận thức tốt về sự cần thiết của việc tham gia đào tạo thì các lớp học sẽ không trở thành hình thức, mà chất lƣợng sẽ đƣợc tăng lên.
Thứ hai, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm: thực trạng ngƣời lao động học nghề đang làm, sau đó địa phƣơng báo cáo số lƣợng lao động có việc
59
làm sau đào tạo, đã phản ánh thiếu thực tế về chất lƣợng của đào tạo nghề gắn với việc làm. Vì vậy, ngoài việc rà soát nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn, các địa phƣơng cần phải rà soát, đánh giá và dự báo nhu cầu sử dụng lao động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trên cơ sở đó định hƣớng cho ngƣời lao động lựa chọn những nghề thích hợp để đào tạo.
Thứ ba, không đào tạo khi ngƣời học nghề chƣa có dự báo việc thực hiện nghề đã học và thu nhập sau khi học, đây cũng là một việc mà các địa phƣơng cần thực hiện, nếu không việc dạy nghề và học nghề sẽ trở nên vô nghĩa. Trong vấn đề này, cần quan tâm đến nhóm đối tƣợng ƣu tiên và cân đối với nhóm đối tƣợng thực sự có nhu cầu học nghề.
3.2.6.3. Về chính sách thu hút doanh nghiệp
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, nhƣng trong quá trình này nông nghiệp vẫn luôn đóng một vai trò cực kì quan trọng mà thực tế đã thể hiện qua hơn 20 năm qua. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta đã nhận ra những suy giảm trong tốc độ tăng trƣởng nông nghiệp và thấy đƣợc sự cần thiết phải phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời buổi hội nhập sâu rộng với quốc tế. Vậy nên trong gói chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp nông thôn, cần bổ sung các cơ chế ƣu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao.
Để khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân, tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, cần tạo cơ chế ƣu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp có các hoạt động liên kết với nông dân trong cung ứng đầu vào và tổ chức sản xuất, cho đến chế biến, tiêu thụ nông sản.
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp thông qua cho vay theo chuỗi ngành hàng, lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làn trung tâm. Ngân hàng cung cấp tín dụng ƣu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành hàng có tiềm năng thị trƣờng, có vùng nguyên liệu, có hợp đồng nông sản với nông dân. Doanh nghiệp sử dụng khoản vay để ứng trƣớc vốn, giống, vật tƣ , thiết bị cho nông dân có hợp đồng nông sản, đồng thời cần tính tới việc
60
tăng tính linh hoạt về vốn cho nông dân, tạo mối liên kết: doanh nghiệp – ngân hàng – ngƣời dân.
Các địa phƣơng đánh giá tình hình thực tế của mình về quỹ đất, các cơ chế ƣu đãi sẵn có, chủ động xây dựng các giải pháp chính sách bổ sung để thúc đấy doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp nông thôn. Đối với các doanh nghiệp làng nghề, yêu cầu cấp bách nhất hiện nay là có đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu duy trì và mở rộng sản xuất; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; tăng cƣờng chức năng quản lý của nhà nƣớc, gồm nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch của mỗi địa phƣơng làm căn cứ tin cậy cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nƣớc, đơn giản hóa các thủ tục rƣờm rà, cản trở đối với doanh nghiệp.
61
KẾT LUẬN
Xây dựng NTM trên phạm vi toàn quốc là một chủ trƣơng lớn của Đảng đã định hƣớng trong Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bức tranh nông thôn mới đƣợc xây dựng trên tổng hòa các yếu tố kinh tế, hạ tầng, văn hóa – xã hội, môi trƣờng, hệ thống chính trị ở nông thôn, tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi ở hầu khắp các xã, thôn cả nƣớc. Sau ba năm triển khai, những khó khăn, vƣớng mắc xuất hiện là điều đƣơng nhiên; bởi đây là một chƣơng trình phát triển nông thôn trên quy mô lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Điều quan trọng đạt đƣợc từ xây dựng NTM là sự thay đổi nhận thức và nâng cao vai trò của ngƣời dân nông thôn, sự sáng tạo và năng lực đƣợc tăng cƣờng của đội ngũ cán bộ cơ sở. Vấn đề con ngƣời là yếu tố quyết định sự thành công, và bƣớc đầu xây dựng NTM đã tạo dựng đƣợc điều này. Nhƣng để có đƣợc một xã NTM thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân thì nó phải gắn bó, phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh. Muốn có đƣợc bộ mặt NTM thật hoàn thiện thì các cán bộ xã càng phải nắm rõ những yêu cầu, mục tiêu đƣợc đề ra trong QH của huyện, có nhƣ vậy mới đảm bảo xây dựng đƣợc nông thôn phát triển bền vững.
Có thể nói, xây dựng nông thôn mới là một quá trình kinh tế xã hội, nhằm tạo ra những giá trị mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trƣờng phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Xây dựng nông thôn mới thành công, cần sự quyết tâm chính trị ở mức cao nhất của Đảng và Nhà nƣớc, và sự làm chủ thực sự cũng ở mức cao nhất của mọi tầng lớp trong nông thôn và toàn xã hội. Nhƣ lời phát biểu của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020: “Cần thống nhất nhận thức một cách sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Có thể nói đây là một chƣơng trình nhằm cụ thể hóa một nội dung rất cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới. Đó không
62
phải là một dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng mà là một chƣơng trình phát triển tổng hợp, cả về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, là chƣơng trình cả Đảng và Nhà nƣớc cùng chăm lo phát triển đời sống của nhân dân trên địa bàn nông thôn, hay nói cách khác là chăm lo cho 70% dân số của đất nƣớc”.
63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2020, haiphong.gov.vn;
2. Báo cáo kết quả thực hiện lập Quy hoạch và xây dựng Đề án nông thôn mới huyện Thủy Nguyên, haiphong.gov.vn;
3. Cần chú trọng huy động các nguồn lực xã hội trong xây dựng nông thôn mới, http://www.dcrd.gov.vn/?page=news&code=detail&idc=0&id=149; 4. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Đông Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, thành