Giao thông: trong QH của huyện cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể về
chất lƣợng của các tuyến đƣờng từ cấp huyện cho đến cấp xã. Có những quy định rõ ràng về các loại phƣơng tiện, mức trọng tải đƣợc phép lƣu thông trên từng tuyến đƣờng. Trong khi xây dựng đề án NTM, xã phải chú ý nhiều hơn tới QH của huyện. Bởi lẽ, đƣờng giao thông có thể chƣa đạt chuẩn NTM do xã không còn diện tích đất để làm đƣờng hoặc để có đƣờng đạt chuẩn phải phá bỏ đi một số công trình văn hóa; vì vậy, trong đề án của các xã nên coi trọng tính kết nối giữa các tuyến giao thông, đảm bảo cho nhu cầu phát triển KTXH chung của toàn huyện.
Để có đƣợc một đề án chất lƣợng, phù hợp với tiêu chí NTM và đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của QH huyện; xã cần phải có đƣợc một đội ngũ các chuyên gia giúp tƣ vấn xây dựng đề án. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng các công trình giao thông, nhằm đảm bảo cho các công trình đó đƣợc thực hiện đúng tiến độ và chất lƣợng.
Thủy lợi: huyện Thủy Nguyên có đặc điểm sông ngòi đa dạng, thuận lợi
cho việc cung cấp nƣớc cho tƣới tiêu, phát triển nông nghiệp. Do vậy, khi xây dựng đề án NTM cần xem xét kĩ đặc điểm địa hình, sông ngòi trên địa bàn xã để có những định hƣớng phát triển thủy lợi phù hợp. Thƣờng xuyên kiểm tra lại các hệ thống kênh mƣơng, trạm bơm để có kế hoạch nạo vét, nâng cấp, xây mới đạt tiêu chuẩn NTM và phù hợp với QH chung của huyện. Cần xem xét cải tạo và bảo vệ nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm, có kế hoạch sử dụng hợp lý để đảm bảo nguồn nƣớc sinh hoạt và tƣới tiêu cho mùa khô; đảm bảo cho phát triển nông nghiệp bền vững. Tiến hành xây dựng các trạm xử lý nƣớc sạch theo QH tổng
51
thể phát triển KTXH của huyện, nhằm duy trì tốt nguồn nƣớc sinh hoạt cho phục vụ đời sống dân cƣ, phát triển sản xuất. Phát triển các chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn, khuyến khích cộng đồng cƣ dân nông thôn cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nƣớc, sử dụng nƣớc tiết kiệm...
Điện: điện là nguồn năng lƣợng sạch vô cùng quan trọng trong sản xuất
và sinh hoạt. Kể cả trong các bản QH hay xây dựng đề án NTM đều cần có những quy định cụ thể về số lƣợng lẫn chất lƣợng các nguồn cung ứng điện. Đặc điểm mạng lƣới điện của nƣớc ta là kéo các mạng lƣới điện trên cao, nên rất cần phải có các quy định rõ ràng về các hệ thống đƣờng dây tải điện nhằm đảm bảo an toàn cho đời sống cƣ dân nông thôn. Phải đảm bảo an toàn điện trong cả mùa mƣa bão, tránh tình trạng lƣới điện chồng chéo. Phân bố hợp lý các trạm biến áp phù hợp với địa hình của xã, đặc biệt cần chú ý đến nhu cầu sử dụng điện trong quá trình xây dựng trạm. Ví dụ nhƣ: cần quan tâm hơn đến các khu vực có đông dân cƣ hơn hay các khu công nghiệp, khu du lịch...
Trường học: song song với việc đảm bảo chất lƣợng các trƣờng sao cho
đạt chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo, thì huyện nói chung và các xã nói riêng cần phải có những dự án xây mới trƣờng lớp tƣơng xứng với mức độ gia tăng dân số, tình trạng di dân hay nhập cƣ tại địa phƣơng; sao cho đảm bảo đƣợc mức độ phổ cập giáo dục tốt nhất. Để đảm bảo đƣợc việc này, các huyện cần phải có một đội ngũ những cán bộ có thể làm tốt công tác dự báo, tƣ vấn cho huyện và các xã.
Cơ sở vật chất văn hóa: trƣớc khi đƣa ra bản QH hay đề án xây dựng các
công trình nhƣ nhà văn hóa, sân vận động hay khu vui chơi cho trẻ em... các huyện, xã cần xem xét thật kĩ xem xã đó có còn đất cho xây dựng hay không, vị trí có phù hợp không; với những công trình nhƣ vậy cần xây dựng tại những vị trí trung tâm hoặc gần trung tâm xã, nơi mà phần lớn mọi ngƣời có thể dễ dàng tìm đến; hơn nữa, dù là xây ở trung tâm xã nhƣng cũng phải có diện tích phù hợp với quy mô dân số của xã đó, ít nhất cũng phải đáp ứng đƣợc nhu cầu cho 2/3 số dân trên địa bàn xã. Đặc biệt, cần có sự khảo sát từ trong cộng đồng dân cƣ về nhu cầu thực tế của họ đối với việc sử dụng các công trình văn hóa đó, tất
52
cả đều cần phải xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của mọi ngƣời, không thể xây lấy có hay chỉ để đạt đƣợc một chỉ tiêu nào đó mà xây dựng nên rồi bỏ không, sẽ gây lãng phí nguồn ngân sách vốn rất eo hẹp của huyện.
Chợ nông thôn: trong QH tổng thể KTXH của huyện nên có một mục
dành cho chợ nông thôn. Bởi vì, chợ vừa là một hình thức sinh hoạt kinh tế vừa là nơi giao lƣu văn hóa tại một số xã. Cho nên cần phải có những quy định cụ thể về vị trí, quy mô, tổ chức (phân bố không gian bán hàng, quy định về thu gom rác thải và vệ sinh môi trƣờng...) của các chợ cũng nhƣ những nét đẹp văn hóa riêng của các chợ cần bảo tồn và phát huy tại một số xã.
Nhà ở dân cư nông thôn: trong QH của huyện nên đề cập tới vấn đề này,
bởi vì ở một số khu vực nông thôn vẫn còn tồn tại tình trạng nhà ở tạm bợ, thiếu an toàn nên cần phải có một quy chuẩn rõ ràng về nhà ở cho ngƣời dân nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho họ. Đặc biệt, cần quy hoạch các khu dân cƣ xa các khu công nghiệp, khu chế xuất hay các khu vực tập kết và xử lý rác thải để đảm bảo sức khỏe cƣ dân. Phải có quy định và mức xử phạt cụ thể cho việc xả nƣớc thải, rác thải sinh hoạt ra môi trƣờng...